Là kết quả hợp tác giữa N&G Group với Onaga (Nhật Bản) liệu Tổ hợp Techno-Park có tạo ra “cú hích” cho công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Hà Nội vốn vẫn thiếu vắng những dự án mang tính động lực?
Mới đây, tại Hà Nội, N&G Group và Công ty Onaga Nhật Bản ký hợp tác (MOU) hình thành Tổ hợp Techno-Park Việt Nam- Nhật Bản, tạo tiền đề thu hút doanh nghiệp FDI công nghệ cao vào Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Hợp tác này được kỳ vọng là một điểm nhấn có thể tạo ra động lực mới cho CNHT Hà Nội khi N&G Group đã “lôi kéo” được ONAGA, doanh nghiệp có tiếng tại Nhật Bản cũng là đại diện cho cho nhóm các nhà sản xuất linh kiện tàu bay, hàng không, robot, máy phát điện, máy dân dụng,… để phát triển các Techno-Park chuyên biệt cho CNHT. Tuy nhiên vẫn còn phải chờ thời gian chứng minh tính hiệu quả của hợp tác này.
Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Hà Nội thời gian qua đã đã có bước tiến tích cực, tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia hiện vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng khi chưa có những doanh nghiệp và dự án nổi bật, mang tính động lực.
Được rục rịch từ tháng 12/2012, KCN hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) do N&G Group làm chủ đầu tư có quy mô giai đoạn I là 640 ha, định hướng mở rộng lên tới 2.000 ha có tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 5 tỷ USD được kỳ vọng sẽ trở thành KCN phụ trợ kết hợp đô thị đầu tiên ở Việt Nam, góp phần tạo ra động lực thúc CNHT Hà Nội và ngành công nghiệp phụ trợ trong cả nước. Sau gần 7 năm triển khai, các yếu tố hạ tầng đã sẵn sàng, dự án cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước với nhiều biên bản ghi nhớ đã được ký kết nhưng đến nay vẫn chưa có dự án CNHT nào đi vào hoạt động chính thức tại HANSSIP.
Thời gian qua, bên cạnh những chính sách chung của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực CNHT như Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển CNHT hay Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp CNHT, TP Hà Nội cũng đã chủ động trong việc thúc đẩy CNHT như Kế hoạch số 03/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2018.
Đến nay, Hà Nội đã có một số KCN mạnh về lĩnh vực CNHT, thu hút được nhiều trong nước và FDI như Quang Minh, Bắc Thăng Long - Nội Bài… dù đây đều là những KCN không tập trung chuyên biệt vào mục đích phục vụ thu hút đầu tư CNHT như HANSSIP. Một dự án trọng điểm kháccủa Hà Nội cũng chưa đạt kỳ vọng trong việc thu hút đầu tư, tạo ra “cú đấm thép” thúc đẩy CNHT và CNHT cho công nghệ cao là Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc khi đến tháng 2/2018 mới chỉ lấp đầy hơn nửa diện tích.
Một đặc điểm nữa đó là các doanh nghiệp CNHT tại Hà Nội theo nhận định của một số chuyên gia là do “đi theo” chuỗi giá trị của các “ông lớn” như Canon, Panasonic,… và phần lớn là các doanh nghiệp FDI.
Có thể bạn quan tâm
23:00, 08/04/2019
04:35, 23/03/2019
01:00, 21/02/2019
11:30, 27/12/2018
07:00, 25/12/2018
16:32, 23/12/2018
15:22, 22/12/2018
04:17, 20/12/2018
Khó khăn cần được “mở lối”
Ngành CNHT và CNHT Công nghệ cao đã được Đảng - Nhà nước- Quốc hội - Chính phủ khẳng định là ngành quan trọng để hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa Việt Nam, đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp tiên tiến hiện đại. Theo đó, chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và địa phương cũng có có sự quan tâm và hỗ trợ cụ thể để các doanh nghiệp CNHT phát triển.
Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai các dự án CNHT, doanh nghiệp vẫn còn gặp phải một số vướng mắc xuất phát từ các chính sách liên quan.
Cụ thể, như phản ánh của một số doanh nghiệp thì Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 3-11-2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30-12-2015 của Bộ Công Thương đã có nêu rõ những điểm mới, những lĩnh vực được ưu tiên, hỗ trợ đối với các dự án đầu tư mới, mở rộng sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, đã tạo ra nhiều thuận lợi mới cho phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, do các văn bản chỉ đạo tiếp theo của Chính phủ sau Nghị định 111 về quy chế quản lý và thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ chậm được ban hành; hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 111 chưa đồng bộ, hoàn chỉnh đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai chung cho các chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại nhiều địa phương trong đó có Hà Nội.
Ngoài ra, vấn đề thủ tục hành chính để doanh nghiệp được ưu đãi theo Nghị định 111 vẫn chưa thuận lợi. Ví dụ như để được hưởng ưu đãi, doanh nghiệp phải qua hai lần thẩm định: Thủ tục thẩm định để được cấp giấy chứng nhận ưu đãi và thủ tục thẩm định tại cơ quan thuế, ngân hàng… Hay Thông tư 55 quy định phải thẩm định dự án doanh nghiệp về thủ tục pháp lý của dự án, tính khả thi, hợp lý của các điều kiện về bảo vệ môi trường… Đây là những yêu cầu khá cao cho doanh nghiệp khi xác nhận ưu đãi. Do đó, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa nào xin cấp giấy xác nhận ưu đãi tại Sở Công Thương Hà Nội để được hưởng ưu đãi theo Nghị định 111.
Đối với Tổ hợp Techno-Park Việt Nam - Nhật Bản tại Khu công nghiệp HANSSIP, ông Masaru Onaga, Chủ tịch -Tổng giám đốc Công ty Onaga theo kỳ vọng sẽ trở thành địa điểm thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam cùng nhau liên kết sản xuất các sản phẩm CNHT với hàm lượng công nghệ cao thế hệ mới phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt tham gia và chuỗi sản xuất toàn cầu của Nhật Bản. Để đạt được những kỳ vọng đó, ngay trong buổi lễ ký kết, ông Onaga đã có một số đề xuất, kiến nghị mong muốn gửi tới Chính phủ.
Cụ thể, phía Onaga mong muốn được phép nhập khẩu máy móc, dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng khi di dời cả nhà máy từ các nước khác sang Việt Nam để sản xuất cũng như có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động trình độ cao hay việc tiếp nhận, tạo điều kiện mua nhà cho chuyên gia từ nước ngoài cũng như một số đề xuất ưu đãi về thuế thu nhập, thuế nhập khẩu...