Tết Ta ở trời Tây: Xa mà gần, gần nhưng thật xa!

Cẩm Anh 26/01/2020 04:08

Với những người con xa xứ, Tết Âm lịch là một điều gì đó thiêng liêng, trân trọng nhưng cũng chất chứa nhiều nỗi nhớ niềm thương.

Đức 

Gia đình cô Mai Dung, ởp/Zirndorf gan thanh pho Nürnberg (Nurember)

Gia đình cô Mai Dung tại Zirndorf, Đức gói bánh chưng chuẩn bị đón tết Nguyên đán 2020

Năm nào cũng vậy, cộng đồng người Việt tại Đức luôn tổ chức nhiều hoạt động phong phú chào đón tết Nguyên đán. Mặc dù tết âm lịch diễn ra vào những ngày thường nhật, nhưng những gia đình người Việt sinh sống tại Đức như gia đình cô Mai Dung, đang sinh sống tại Zirndorf vẫn dành thời gian để cùng bạn bè gói từng chiếc bánh chưng, trang trí lại nhà cửa, mua đào, dọn dẹp ban thờ...

Có thể bạn quan tâm

  • Canh Tý 2020:p/Dự cảmp/“chuột sa chĩnh gạo”

    Canh Tý 2020: Dự cảm “chuột sa chĩnh gạo”

    12:00, 25/01/2020

  • [CẢM XÚC XUÂN] Tết này ai còn đi... bán muối ?!

    [CẢM XÚC XUÂN] Tết này ai còn đi... bán muối ?!

    10:00, 25/01/2020

  • [CẢM XÚC XUÂN]: Mùa xuân về trên Thành phố Hồ Chí Minh!

    [CẢM XÚC XUÂN]: Mùa xuân về trên Thành phố Hồ Chí Minh!

    09:42, 25/01/2020

  • Châu Á đón Tết Âm lịch như thế nào?

    Châu Á đón Tết Âm lịch như thế nào?

    09:00, 25/01/2020

Chia sẻ nhanh với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, cô Dung cho biết tại những nơi có đông người Việt sinh sống như Dressden, Berlin... Bà con kiều bào tổ chức nhiều chương trình phong phú như tổ chức tham quan các gian hàng truyền thống, xem trình diễn gói bánh chưng và nghệ thuật viết thư pháp, cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống đậm đà hương vị Tết của quê hương. 

Nồi bánh chưng đỏ lửa chờ Tết

Thay vì phơi trên sân sạch truyền thống, người Việt tại Đức tận dụng giàn phơi quần áo để phơi lá dong gói bánh

Những năm gần đây, việc tìm kiếm những nguyên liệu để làm những món ăn cổ truyền ngày tết tại Đức đã không còn quá khó khăn, thậm chí do lệch múi giờ, khi mọi người ở Việt Nam đang đón giao thừa và ngày đầu xuân năm mới, những người con xa quê như chú Ánh vẫn có thể sử dụng các hình thức liên lạc gọi video call, skype ... để cảm nhận chút không khí tết tại quê nhà. Nhờ vậy, với cộng đồng người Việt tại Đức, Tết đã không còn xa tận 9 nghìn km. 

Nồi bánh chưng đã đỏ lửa - không khí tết đã hiện diện tại nước Đức

Nồi bánh chưng đã đỏ lửa - không khí tết đã hiện diện tại nước Đức

Các em nhỏ chuẩn bị tiết mục múa cổ truyền

Các em nhỏ trong trang phục cổ truyền tại chương trình chào năm mới 2020 của cộng đồng người Việt Nam tại Dresden, Đức.

Mỹ 

Cách xa nửa vòng địa cầu, mỗi lần lên Facebook nghe chuyện mua vé về quê ăn Tết, những du học Mỹ như bạn Nguyễn Quang Anh lại bồi hồi nhớ nhà. Năm mới với người Mỹ chỉ đơn giản là khởi đầu cho một thời khắc với nhiều mong ước cho sức khỏe chứ không nghỉ dài ngày như Việt Nam hoặc các nước đón Tết Âm lịch khác tại châu Á. Chính vì vậy, những ngày nghỉ đón Tết Âm lịch với người Việt tại Mỹ thường chỉ trong kí ức.

Những gia đình người Việt sinh sống tại

Những gia đình người Việt sinh sống tại San Francisco, Mỹ cùng nhau gói bánh chưng.

Là một trong những nước đông người Việt sinh sống nhất trên thế giới như Đức, cứ vào dịp giáp Tết, cộng đồng người Việt ở khu Little Saigon, nam California, lại tổ chức chợ hoa Tết bên ngoài thương xá Phước Lộc Thọ. Hội hoa mở màn bằng những tiết mục múa lân rộn rã khiến không khí Tết Nguyên đán như đến thật gần.

Đây cũng là địa điểm những người Việt Nam xa quê hương tìm đến để cùng chia sẻ không khí tết mỗi khi có thời gian và tìm mua những nguyên vật liệu để làm các món ăn truyền thống. Thậm chí, nhiều nhà thờ cũng tổ chức các chương trình đón xuân như múa lân, tiệc ẩm thực với các món ăn đặc trưng ngày tết là bánh tét, bánh chưng, dưa hành, củ kiệu, xôi vò, chả lụa... 

Ban thờ tổ tiên ngày Tết của người Việt xa quê vẫn đầy đủ, tươm tất

Ban thờ tổ tiên ngày Tết của người Việt xa quê vẫn đầy đủ, tươm tất.

Đặc biệt, cứ đến Tết Nguyên đán, mọi người cùng nhau mặc áo dài truyền thống để chúc tết và lì xì nhau những phong bao đỏ thắm, bật những bài hát chào xuân cũng đã làm vơi bớt nỗi nhớ nhà. 

Nhật Bản

Do Nhật Bản đã bỏ phong tục đón tết Âm lịch từ lâu, nhiều du học sinh và cộng đồng người Việt tại Nhật vẫn phải đi học, đi làm và tham gia hoạt động đón Tết trên đất khách, nhưng đều hướng về quê hương.

Hình ảnh tượng trưng cho ban thờ ngày Tết của các bạn du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

Hình ảnh tượng trưng cho ban thờ ngày Tết của các bạn du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

Bên cạnh đó, do chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản khá đắt đỏ, hầu hết người Việt Nam đều lựa chọn ở lại Nhật vào mỗi dịp Tết để tranh thủ đi làm thêm thu nhập. Nhưng dù bận bịu đến đâu, mọi người đều có thể dành thời gian tụ tập bạn bè, làm tất niên tại gia để đón tết và tổ chức các hoạt động đón Tết Âm lịch.

Tết không chỉ là thời gian để nhớ về quê hương, mà cũng là lúc cộng đồng người Việt tại Nhật Bản chia sẻ những nét đẹp văn hóa truyền thống đến bạn bè, đối tác... góp phần mang lại hình ảnh đẹp của người Việt Nam, của đất nước và văn hóa Việt tới với người dân Nhật Bản.

Có thể thấy, dù bận rộn với công việc hay học tập, nhưng với kiều bào Việt Nam tại nước ngoài, Tết Nguyên đán là dịp để hướng về quê hương, nguồn cội với lòng trân trọng, yêu thương. Tết đã không còn xa ngàn cây số với những giờ bay kéo dài, mà luôn ở ngay trong trái tim mỗi người. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tết Ta ở trời Tây: Xa mà gần, gần nhưng thật xa!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO