“Tết” vòng quanh thế giới

Minh Huệ 02/01/2020 17:00

Mỗi vùng đất sẽ có những phong tục, những nghi thức truyền thống khác nhau để đón chào năm mới. Cùng Doanh nhân “vòng quanh thế giới” để khám phá nét văn hoá của các nước như thế nào?

Tại New Zealand, bầu trời Auckland rực sáng bởi màn bắn pháo hoa hoành tráng từ đỉnh tháp Sky Tower.

Tại New Zealand, bầu trời Auckland rực sáng bởi màn bắn pháo hoa hoành tráng từ đỉnh tháp Sky Tower.

New Zealand

Vào đúng thời khắc sang năm mới, bầu trời Auckland rực sáng bởi màn bắn pháo hoa hoành tráng từ đỉnh tháp Sky Tower. Màn trình diễn pháo hoa này mở đầu cho hàng loạt sự kiện đón năm mới sẽ diễn ra trong gần 24 giờ sau đó trên khắp thế giới.

Australia 

Pháo hoa rực rỡ trên bầu trời ở Cầu cảng Sydney, Australia đánh dấu năm mới 2020 với hơn một triệu người tới chiêm ngưỡng. Sydney được coi là một trong những nơi có những màn trình diễn pháo hoa đẹp nhất thế giới vào giao thừa hàng năm.

Brazil 

Tại Rio de Janeiro mọi người đổ xô đến bãi biển Copacabana nổi tiếng của thành phố để ngắm bầu trời được thắp sáng bởi pháo hoa… Ngoài ra ăn đậu lăng vào năm mới là một truyền thống bởi họ cho rằng món này đại diện cho tiền - có nghĩa là có vận may cho năm tới.

Ecuador 

Chúng ta thấy những hình nộm đang cháy trên khắp các nẻo đưởng, bởi họ cho rằng những hình nộm lớn được đốt cháy vào nửa đêm là tượng trưng cho việc làm sạch năng lượng xấu của năm cũ và mang lại may mắn cho năm mới.

Scotland và Hy Lạp 

Cư dân ở đây cho rằng bước chân của người đầu tiên bước vào nhà bạn sẽ mang lại điều tốt hoặc ngược lại. Vì thế, bạn bè hoặc người thân – những người được cho là lựa chọn tốt để bước vào nhà trước tiên phải luôn bước bằng chân phải trước và mang theo món quà nào đó. 

Anh 

Để có may mắn trong năm mới đến, người dân ở đây tin rằng vị khách đầu tiên bước qua cửa trước phải là một người đàn ông trẻ tuổi và đem theo những món quà như bánh mì, muối và than- đại diện cho sự đầy đủ, giàu có và giữ ấm. Tuy nhiên, người Anh rất kiêng kỵ những người có tóc vàng hoặc đỏ hoặc là phụ nữ đến xông đất bởi họ tin rằng những người này sẽ mang đến sự xui xẻo. 

Đan Mạch 

Cư dân ở đây chào đón năm mới bằng một cách rất độc đáo đó là ném những chiếc đĩa cũ vào cửa của gia đình và bạn bè để xua đuổi những linh hồn xấu.

Tây Ban Nha

Người ta thường ăn 12 quả nho và mỗi quả đại diện cho sự may mắn, hạnh phúc trong một tháng của năm tới. Tuy nhiên, bạn không thể ăn nho bất cứ khi nào bạn muốn mà bạn cần ăn chúng khi nào chuông nhà thờ đánh vào nửa đêm - mỗi nhịp của đồng hồ là bạn ăn một quả nho. 

Tại Tây Ban Nha, người ta thường ăn 12 quả nho và mỗi quả đại diện cho sự may mắn, hạnh phúc trong một tháng của năm tới.

Tại Tây Ban Nha, người ta thường ăn 12 quả nho và mỗi quả đại diện cho sự may mắn, hạnh phúc trong một tháng của năm tới.

Nhật Bản 

Mọi người ăn mì soba vào đêm giao thừa. Và điểm đặc biệt là trong khi ăn, họ cố gắng không phá vỡ sợi mì dài bởi điều đó đại diện cho tuổi thọ. Vào lúc nửa đêm, các ngôi chùa Phật giáo ở Nhật Bản rung chuông 108 lần – đại diện cho 108 cám dỗ trần thế mà một người phải vượt qua để đạt được niết bàn và trục xuất những hành động sai trái và xui xẻo của năm vừa qua. 

Đức 

Thời điểm đêm giao thừa mỗi nhà thường bày lên trên bàn tiệc một chiếc đĩa có đựng 12 củ hành được đặt tên cho mỗi tháng trong năm. 

Ecuador, Bolivia và Venezuela 

Việc bạn lựa chọn màu sắc của đồ lót như thế nào lại đại diện cho mong muốn của bạn trong năm tới. Bạn muốn tìm tình yêu thì hãy chọn màu hồng, nếu bạn mong muốn về tài chính thì hãy chọn màu vàng, và màu xanh lá cây là đại diện cho sức khỏe tốt.

Pháp 

Người Pháp gọi năm mới là Jour des Etrennes, tức món quà ngày đầu năm. Để mừng năm mới, mọi người trong gia đình thường tề tựu, tổ chức tiệc mừng và tặng quà cho nhau. Tại miền Tây nước này, các thanh niên cùng nhau vào rừng tìm cây tầm gửi trong buổi chiều cuối năm - anh chàng nào tìm thấy, mang về trước tiên thì trong suốt ngày mồng 1 Tết sẽ được quyền ôm hôn những cô gái đẹp đi qua nhà mình. 

Trung Quốc 

Trong dịp tết, những ngôi nhà và thành phố được trang trí bằng những đồ vật mang màu sắc đỏ- màu tượng trưng cho sự may mắn, ví dụ như đèn lồng đỏ, mảnh giấy treo trên tường. Người trẻ cũng nhận được phong bì màu đỏ đựng tiền từ người lớn tuổi hơn như là một cách tượng trưng cho việc chuyển vận may từ người lớn tuổi sang thanh niên. 

Tại Trung Quốc, trong dịp tết, những ngôi nhà và thành phố được trang trí bằng những đồ vật mang màu sắc đỏ- màu tượng trưng cho sự may mắn, ví dụ như đèn lồng đỏ, mảnh giấy treo trên tường..

Tại Trung Quốc, trong dịp tết, những ngôi nhà và thành phố được trang trí bằng những đồ vật mang màu sắc đỏ- màu tượng trưng cho sự may mắn, ví dụ như đèn lồng đỏ, mảnh giấy treo trên tường...

Hàn Quốc

Mọi người trong gia đình quây quần bên nhau và thực hiện những nghi lễ truyền thống như bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên; lớp trẻ sẽ tới bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong gia đình và nhận tiền mừng tuổi.

Mông Cổ 

Cũng tương tự như ở Trung Quốc, để chuẩn bị cho ngày Tết Âm lịch- còn gọi là Tết Tháng Trắng rất quan trọng này, người Mông Cổ sẽ dọn dẹp nhà cửa và mặc quần áo mới để đón năm mới "sạch sẽ". Món ăn truyền thống là các sản phẩm làm từ sữa, bánh, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, cơm ăn cùng với sữa đông…

Việt Nam

Dịp tết cổ truyền hay tết Nguyên Đán được tính theo âm lịch và là dịp lễ lớn nhất trong năm. Trong tháng trước lễ, mọi người dọn dẹp và quét dọn nhà cửa., mua hoa tươi cùng với những cây quất, cây mai hay cành đào để đặt trong nhà. Người Việt mặc những bộ quần áo mới để đón năm mới với một khởi đầu mới. Những kiểu quần áo có thể mang phong cách phương Tây nhưng áo dài truyền thống luôn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người. Người Việt cũng có những món ăn truyền thống trong dịp tết như bánh chưng, thịt kho, … và nhiều loại bánh kẹo khác để đặt trên bàn thờ tổ tiên như là cách để tỏ lòng thành kính tới người đã khuất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Tết” vòng quanh thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO