Đây là sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế nhằm thể hiện mong muốn, khả năng lãnh đạo và ý chí hành động hiệu quả trong việc đấu tranh chống biến đổi khí hậu.
Tetra Pak - nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm được vinh danh là một trong 50 Công ty tiên phong về Bền vững và Khí hậu thông qua các cam kết vì một tương lai bền vững. Công ty đã ra mắt phim tài liệu ghi lại hành trình ấn tượng này.
Phim đã phỏng vấn các thành viên của Nhóm Lãnh đạo Toàn cầu của Tetra Pak, trong đó nhấn mạnh vai trò cấp thiết của ngành thực phẩm trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Các nhà lãnh đạo giải thích lý do cần thúc đẩy quá trình giảm carbon và những dự án hợp tác nhằm đem lại sự chuyển đổi bền vững trong ngành đóng gói thực phẩm, giải quyết những thách thức phức tạp và nhiều mặt như tình trạng nóng lên toàn cầu, nền kinh tế tuần hoàn và đa dạng sinh học.
Thực phẩm là một yếu tố quan trọng trong biến đổi khí hậu nhưng thường bị xem nhẹ. Hệ thống cung ứng thực phẩm toàn cầu chiếm 26% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) của thế giới, trong đó 8% tổng lượng phát thải là do tình trạng lãng phí thực phẩm. Nói cách khác, nếu lãng phí thực phẩm là một quốc gia thì quốc gia đó phát thải lớn thứ ba trên thế giới. Hơn nữa, đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những khiếm khuyết của hệ thống cung ứng lương thực thế giới. Những khiếm khuyết này sẽ còn lớn hơn nữa khi dân số toàn cầu dự kiến đạt 9,1 tỷ người vào năm 2050.
Đóng gói thực phẩm hiệu suất cao đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho thế giới, nhưng việc đó phải được tiến hành một cách bền vững để không dẫn đến tình trạng cả hành tinh phải trả giá cho sự sẵn có của thực phẩm. Đây cũng là kim chỉ nam cho cam kết của Tetra Pak: Bảo vệ thực phẩm an toàn và sẵn có mọi lúc mọi nơi, từ đó bảo vệ chất lượng tốt - bảo vệ thực phẩm, bảo vệ con người cũng như bảo vệ hành tinh. Để giảm thiểu tác động của khí hậu đồng thời giúp đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai, Công ty đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về vòng đời các sản phẩm của mình. Luôn chung tay hành động. Điều này có nghĩa là: Tối đa hóa sử dụng vật liệu tái tạo và sử dụng một cách có trách nhiệm, bảo vệ đa dạng sinh học.
Giảm thiểu tác động của khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất cũng như tác động do chuỗi giá trị tạo ra, chẳng hạn bằng cách đẩy nhanh việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và thúc đẩy đầu tư để phát triển các giải pháp chế biến và đóng gói ít phát thải carbon.
Tạo sự tiếp cận rộng rãi hơn với thực phẩm an toàn đồng thời giảm lãng phí thực phẩm: Công nghệ chiết rót vô trùng mà Tetra Pak đưa vào ngành công nghiệp thực phẩm vào đầu những năm 50 cho phép phân phối và lưu trữ thực phẩm mà không sử dụng nhiều năng lượng để làm lạnh.
Thúc đẩy một chương trình nghị sự thiết thực để phát triển chuỗi giá trị tái chế bền vững
Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành của Tetra Pak, cho biết: “Công ty chúng tôi được thành lập dựa trên triết lý một hộp giấy cần tiết kiệm được nhiều hơn giá tiền sản xuất ra chính nó. Tính bền vững luôn là cốt lõi trong mọi hoạt động của chúng tôi và đây cũng là nền tảng cơ bản trong chiến lược năm 2030 của chúng tôi. Vì vậy chúng tôi tự hào khi nhận được sự ghi nhận trong ngành cho những thành quả chúng tôi đã thực hiện được cho đến nay.
“Chúng tôi đã có những bước tiến dài trên hành trình tiên phong hướng tới một tương lai bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay và những thách thức an ninh lương thực còn tiềm tàng, chúng tôi tin rằng ngành đóng gói thực phẩm cần một thay đổi lớn. Chúng tôi đặt mục tiêu cung cấp bao bì thực phẩm bền vững nhất thế giới. Điều này có nghĩa là sản xuất ra các vỏ hộp đựng thực phẩm được làm hoàn toàn từ vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế, hoàn toàn có thể tái sử dụng và trung hòa carbon. Chúng tôi coi đây là cách duy nhất để bảo vệ chất lượng tốt – bảo vệ thực phẩm, con người và hành tinh".
Tại Việt Nam, Tetra Pak tích cực triển khai nhiều hoạt động đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của ngành và toàn xã hội. Cụ thể, gần như 100% vỏ hộp giấy đựng đồ uống của hãng đều được dán nhãn chứng nhận bảo vệ rừng FSC. Công ty cũng không ngừng hợp tác với các đối tác và các đơn vị liên quan để mở rộng các hoạt động phát triển bền vững. Trong đó, chương trình tái chế học đường là một sáng kiến được Công ty thí điểm năm 2017 tại TP. Hồ Chí Minh và chính thức triển khai trên diện rộng tại Hà Nội từ năm 2019 với trên 1.600 trường mầm non, tiểu học tham gia cho đến nay. Không dừng lại ở đó, nhằm giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng mang vỏ hộp sữa đã qua sử dụng đưa đi tái chế, Công ty đã và đang hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau mở rộng mạng lưới 62 điểm thu gom vỏ hộp sữa công cộng hiện có. Đặc biệt, Tetra Pak cũng là một trong các thành viên sáng lập Liên minh tái chế bao bì Việt Nam PRO với tầm nhìn toàn bộ bao bì do các thành viên trong Liên minh cung cấp cho thị trường Việt Nam sẽ được thu gom và tái chế vào năm 2030.
Có thể bạn quan tâm
Phát triển bền vững sẽ là “vaccine” của doanh nghiệp giữa bão Covid
14:39, 11/07/2021
CEO Group đặt mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn
13:30, 29/06/2021
Mở lối ra phát triển bền vững cho nông sản Việt
10:59, 19/05/2021
CSI 2021: Lan toả giá trị phát triển bền vững tới các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
11:33, 18/05/2021
CÂU CHUYỆN CUỐI TUẦN: Còn nhiều khó khăn để doanh nghiệp phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường
13:01, 16/05/2021