Thách thức lớn từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% - 6,5%

Diendandoanhnghiep.vn Trước diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% - 6,5% là thách thức rất lớn.

>>Khai mạc kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV: Nhiều dự án quan trọng sẽ được quyết định

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh trong báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, ngày 23/5.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Chính phủ quyết tâm tiếp tục xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục nắm chắc tình hình, quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển KTXH với những trọng tâm sau.

Một là, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ; tập trung kiểm soát dịch COVID-19 và phục hồi nhanh, phát triển KTXH bền vững. Khẩn trương triển khai các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, nhất là vấn đề đất đai, kinh tế tập thể, hợp tác xã, nông nghiệp, nông dân và nông thôn; khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai 2013.

Hai là, chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác nhằm tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và kiểm soát lạm phát. Đẩy mạnh tăng thu NSNN bền vững, triệt để tiết kiệm chi, đặc biệt là chi sự nghiệp có tính chất đầu tư.

Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém. Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, bảo đảm phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững. Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả; điều hành, bình ổn giá; thúc đẩy thương mại, xuất nhập khẩu; có giải pháp hiệu quả duy trì ổn định chuỗi cung ứng.

Ba là, triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm hiệu quả. Kiên quyết điều chuyển vốn đầu tư công năm 2022 của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương chậm triển khai cho các đơn vị, dự án khác có khả năng hoàn thành sớm, phát huy hiệu quả. Đẩy nhanh việc hoàn thành thủ tục và giải ngân 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về danh mục dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển KTXH.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại về giao thông, năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hạ tầng thương mại và hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… Các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung cao độ cho triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, tạo động lực mới cho sự phát triển; phấn đấu đến cuối năm 2022 hoàn thành 361 km đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1; trong quý IV năm 2022, khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 và khởi công đường băng, nhà ga cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Dự kiến đến cuối năm 2022, sẽ đưa vào hoạt động 04 dự án thành phần của dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và khởi công nhà ga, cảng hàng không quốc tế Long Thành; hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Trình Quốc hội xem xét, quyết định 5 dự án trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng (các tuyến đường bộ cao tốc: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội).

Bốn là, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy năng lực sản xuất trong nước. Tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết. Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ. Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Đặc biệt, sớm ban hành cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu chính ngạch, khắc phục tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Cơ cấu lại thị trường và làm tốt công tác xúc tiến, quảng bá, phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới. Khẩn trương xử lý từng bước dứt điểm các dự án chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm.

Năm là, thúc đẩy phát triển liên kết vùng và phát triển đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch. Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng các đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết đối với các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ (trong quý III, quý IV năm 2022).

Sáu là, tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế để theo kịp sự phát triển của KTXH. Tăng cường cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, gắn với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao trình độ cán bộ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

>>Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ vì sao ước thu khác xa thực tế

Toàn cảnh phiên khai mạc.

Toàn cảnh phiên khai mạc.

Bảy là, tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 (đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vaccine, nhất là cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên). Chủ động có giải pháp ứng phó với các dịch bệnh mới phát sinh. Tăng cường năng lực của hệ thống y tế. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022.

Nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Tám là, phát triển kinh tế phải bảo đảm hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, các giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội. Hoàn thiện để ban hành quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động theo hợp đồng, áp dụng từ tháng 7/2022.

Quan tâm hơn nữa thực hiện hiệu quả việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện tốt công tác chăm sóc người cao tuổi, bình đẳng giới, bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Chú trọng thực hiện các chính sách tôn giáo, tín ngưỡng. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao, nhất là thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao.

Chín là, quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Các bộ, ngành liên quan và các địa phương khẩn trương và chủ động thực hiện nghiêm túc, dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm tra về đất đai; rà soát, xử lý các dự án chậm triển khai, tồn đọng nhiều năm, sớm đưa vào khai thác phục vụ phát triển KTXH.

Mười là, theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm quốc phòng, an ninh, không để bị động, bất ngờ, nhất là những khu vực trọng yếu, địa bàn chiến lược; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Đẩy mạnh xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận lòng dân vững chắc. Tăng cường trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế, tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Mười một là, triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương, chủ động hội nhập quốc tế. Tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình đối ngoại cấp cao năm 2022.

Mười hai là, đẩy mạnh thông tin truyền thông, phát huy hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội, tập trung thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, những thành tựu phát triển của đất nước; phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, bài học quý, gương người tốt, việc tốt, tạo sự lan tỏa trong xã hội nhằm khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đổi mới, sáng tạo của từng cơ quan, đơn vị, của mỗi người dân và doanh nghiệp.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thách thức lớn từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% - 6,5% tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713430761 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713430761 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10