Thách thức cản đường doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài

Diendandoanhnghiep.vn Duy trì được chất lượng sau khi nhượng quyền thương hiệu là một thách thức đối với bên nhận nhượng quyền.

Đó là khẳng định của bà Lê Thị Việt Nga – Thành viên HĐQT Công ty Redsun ITI khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp liên quan đến triển vọng hoạt động nhượng quyền thương mại trong ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống với đối tác Nhật Bản. 

Lê Thị Việt Nga – Thành viên HĐQT Công ty Redsun ITI.

Lê Thị Việt Nga – Thành viên HĐQT Công ty Redsun ITI.

Mặc dù, nhượng quyền thương mại (franchise) là một trong những hình thức hợp tác kinh doanh khá phổ biến ở nước ngoài tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá mới mẻ.

- Franchise có điểm gì khác biệt so với các hình thức hợp tác đầu tư khác thưa bà?

Đặc thù của hình thức franchise đó là tạo điều kiện tất cả các nhà đầu tư kể cả nhà đầu tư nhỏ lẻ đều có thể tham gia thực hiện. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản.

Bởi trước đây, khi nhắc đến hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh thì người ta thường nghĩ đến đó phải là hoạt động của các doanh nghiệp với nhau, tuy nhiên với hình thức franchise, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng có thể giúp cho những người mà có một nguồn vốn ban đầu nhất định, và có mong muốn khởi nghiệp hoặc mong muốn kinh doanh đều có thể gia nhập thị trường.

- Tuy nhiên, nhìn chung, khi gia nhập thị trường, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là startup không biết bắt đầu từ đâu. Vậy, cách thức gia nhập thị trường sau khi franchise sẽ như thế nào, thưa bà?

Franchise

Franchise mặc dù là hình thức phổ biến ở nước ngoài tuy nhiên vẫn còn khá mới ở Việt Nam.

Sau khi thực hiện hoàn tất các thủ tục của hoạt động franchise, bên nhận franchise sẽ nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ người chủ thương hiệu.

Trong đó có thể kể đến như, đơn vị nhượng quyền thương mại sẽ chuyển giao lại toàn bộ công nghệ, cách thức vận hành, quản lý, và các vấn đề về thương hiệu… cho đơn vị nhận franchise.

Ví dụ như trong lĩnh vực nhà hàng, đơn vị nhận franchise sẽ được hỗ trợ setup nhà hàng, lay out về máy móc, thiết bị, dụng cụ, công cụ… đặc biệt là đào tạo toàn bộ đội ngũ nhân viên.

Với những lợi thế từ việc nhận franchise từ những thương hiệu đã tồn tại trên thị trường, với thế mạnh chất lượng, uy tín đã được khẳng định trên thị trường, có vị thế… khi đơn vị nhận nhượng quyền sẽ không phải mất nhiều thời gian cho hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá, thay vào đó chỉ tập trung vào duy trì chất lượng.

Như vậy, với việc “đi trên vai người khổng lồ” mọi yếu tố của một doanh nghiệp khi mới gia nhập thị trường đã sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh.

- Mặc dù, đơn vị nhận nhượng quyền chỉ cần tập trung vào duy trì chất lượng, tuy nhiên, để hiện thực hoá điều này có đơn giản, thưa bà?

Để duy trì được chất lượng là một yếu tố thách thức. Tuy nhiên, không phải là không làm được.

Như các bạn đã biết, nhiều đơn vị nhận nhượng quyền là những doanh nghiệp nhỏ, có thể là các bạn trẻ khởi nghiệp, họ là những doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa có nền tảng vận hành, chưa biết cách khai thác hiệu quả về chất lượng sản phẩm, điều này có thể thậm chí có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhượng quyền.

Ví dụ, trong trường hợp khi các bạn trẻ khởi nghiệp, các bạn xây dựng ra một thương hiệu mới hoàn toàn trên thị trường, ở thời điểm hiện tại doanh nghiệp có thể vận hành, kinh doanh, có lãi và mở đến cơ sở thứ 2. Tuy nhiến, với đặc thù như phân tích ở trên, về mặt dài hạn, khi mở rộng đến cơ sở thứ 3, thứ 4 thậm chí là thứ 5, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ gặp ngay khó khăn về hoạt động quản lý hệ thống. Bên cạnh các vấn đề khác về tài chính và khả năng liên tục đổi mới.

Điều này hoàn toàn có thể được khắc phụ khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp nhận quyền thương hiệu. Nhờ sự hỗ trợ của đơn vị chủ thương hiệu, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng có điều kiện học hỏi luôn kinh nghiệm quản lý, vận hành hệ thống, để đảm bảo chất lượng, có như vậy mới duy trì được chất lượng. Về mặt dài hạn doanh nghiệp mới duy trì và mở rộng được khách hàng.

- Thưa bà, ngoài yếu tố chất lượng thì khi franchise, doanh nghiệp phải chú ý điều gì?

Franchise chỉ là một trong những cách thức để thực hiện các hoạt động hợp tác đầu tư, thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, với những điểm cộng như vừa nêu ở trên, franchise đang có xu hướng ngày càng được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lựa chọn, không chỉ của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà còn là bước tiến của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài.

Ví dụ như Redsun, đang tìm kiếm đối tác là doanh nghiệp Nhật Bản để đưa các thương hiệu ẩm thực của Việt Nam ra thế giới, trong đó có thị trường Nhật Bản.

Yếu tố quan trọng ở đây, trước khi thực hiện franchise đơn vị phải tìm được đúng đối tác, họ là những người hiểu rõ về thị trường.

Ví dụ khi chúng tôi muốn nhượng quyền tại thị trường Nhật Bản chúng tôi phải tìm một đối tác Nhật Bản, họ là người có sự hiểu biết rõ thị trường, về xu hướng ẩm thực và khẩu vị của người tiêu dùng Nhật Bản để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Có thể là phong cách bài trí, menu món ăn… cách phục vụ, để người Nhật Bản yêu thích và chấp nhận món ăn của Việt Nam.

- Xin cảm ơn bà!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thách thức cản đường doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714972917 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714972917 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10