Trao đổi với DĐDN, bà Dorsati Madani - chuyên gia kinh tế cao cấp, WB tại Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều triển vọng tăng trưởng vững chắc, lạm phát được kiểm soát...
>>>“Mạnh dạn” đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 vượt 7%
Nhiều tổ chức quốc tế đều chung nhận định, Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng khả quan đến cuối năm cũng như trong năm 2023.
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được chúng tôi điều chỉnh tăng so với lần dự báo trước đây. Lúc đó, chúng tôi đã quan sát thận trọng và khá quan ngại khi động lực chính để dẫn dắt tăng trưởng kinh tế là nhu cầu trong nước chưa phục hồi mạnh. Song trên thực tế, nhu cầu trong nước đã phục hồi làm chúng ta phải ngạc nhiên, đặc biệt trong quý 2 năm nay. Thương mại với Trung Quốc đã được phục hồi, một số ngành bị ảnh hưởng tiêu cực nhưng không phải là hệ thống. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với 30% hàng hoá, nhất là hàng điện tử và 50% hàng dệt may. Hiện nay, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm sẽ có tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam. Tình hình này dự kiến tiếp tục kéo dài sang năm 2023.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh Việt Nam có sự chống chịu tốt và tính linh hoạt cao trong việc nhanh chóng chuyển hướng xuất khẩu. Có nhiều cơ hội để Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng khác. Đặc biệt, với hơn 15 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực mang lại cơ hội tốt để Việt Nam tìm kiếm đối tác xuất khẩu mới thay thế cho các thị trường đang tăng trưởng chững lại trong trung hạn.
Rủi ro lạm phát hiện được cảm nhận rõ. Mặc dù lạm phát cho đến nay dường như chủ yếu do các yếu tố cung bên ngoài, nhưng giá cả gia tăng lên tục có thể khiến cho kỳ vọng lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến áp lực gây xáo trộn về mức lương danh nghĩa và chi phí sản xuất. Lạm phát kéo dài có thể làm suy giảm quá trình phục hồi, nhất là về đầu tư và tiêu dùng tư nhân.
Trong điều kiện quá trình phục hồi trong nước chưa hoàn tất, chính sách tài khóa mang tính hỗ trợ là cách để phòng ngừa rủi ro cho tăng trưởng kinh tế. Cho dù Việt Nam có dư địa tài khóa để thực hiện nhưng thách thức nằm ở những yếu kém trong triển khai.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là cần tăng cường chiều sâu những cải cách cơ cấu giúp cho nền kinh tế phát triển bao trùm hơn với khả năng chống chịu cao hơn. Cải cách tài khóa cần tập trung vào ổn định huy động thu thông qua cải cách chính sách thuế và nâng cao hiệu suất chi tiêu nhằm mở rộng dư địa tài khóa để chi cho các mục tiêu xã hội, khí hậu và các mục tiêu phát triển khác của Việt Nam.
Cải cách pháp quy nhằm tăng cường cạnh tranh và đưa các doanh nghiệp vào khu vực chính thức, qua đó nâng cao tăng trưởng năng suất, nhất là cho khu vực tư nhân trong nước.
Với những triển vọng tích cực, chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay có thể lên 7,5%, năm 2023 là 6,7% và 6,5% vào năm 2024. .
Ở thời điểm bất định đòi hỏi chính sách của Việt Nam phải thận trọng, linh hoạt và sẵn sàng hành động. Chính phủ cần quan tâm cải cách cơ cấu để tăng trưởng bền vững trong tương lai với việc mở rộng dư địa tài khoá chi tiêu cho mục tiêu phát triển của Việt Nam thông qua việc cải thiện công tác quản lý thuế, nâng cao hiệu suất chi tiêu với đầu tư công.
Đặc biệt, dù những nỗ lực nhằm tăng cường môi trường kinh doanh là cần thiết để tạo việc làm, nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng “tính toán” nhằm giảm chênh lệch về kỹ năng và cải thiện chất lượng lực lượng lao động của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
23:36, 01/10/2022
05:23, 30/09/2022
00:30, 25/09/2022
00:10, 25/09/2022
14:59, 21/09/2022