Thăm "bảo tàng Hồ Chí Minh" thu nhỏ trong lòng thành phố biển

THỤC UYÊN 19/05/2021 11:00

Bảo tàng của cụ Bùi Xuân Phước về Bác Hồ được nhiều khách tham quan và ngay cả những chuyên gia bảo tàng cũng cho rằng đó thực sự là “một bảo tàng Hồ Chí Minh thu nhỏ” giữa lòng phố biển Nha Trang.

"Tôi không cần gì cả, lúc nào rảnh rỗi các cháu cứ đến đây chơi, tham quan, đó chính là phần thưởng, là nguồn động viên để tôi có thêm sức khỏe mà viết tiếp ngọn lửa truyền thống yêu nước...". - Đó là chia sẻ của cụ Bùi Xuân Phước, xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chủ nhân Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi chúng tôi ra về.

Theo Đảng, theo Bác

Tôi luôn nhớ và khắc ghi câu nói đó của cụ lúc chia tay chúng tôi lúc ra về.

Trong cái nắng gay gắt của những ngày giữa tháng 5, chúng tôi lần theo địa chỉ được các đồng nghiệp chia sẻ, cách trung tâm TP Nha Trang chừng 10 km, đến thôn Phước Tân, hỏi thăm nhà cụ Phước, từ trẻ con đến những người lớn tuổi ai ai cũng có thể chỉ rõ đường vào nhà cụ.

Bức ảnh về “thời khắc Bác lâm chung” được Cụ Phước cho là phần hồn của Khu tưởng niệm.

Bức ảnh về “thời khắc Bác lâm chung” được cụ Phước cho là phần hồn của Khu tưởng niệm.

Ở cái tuổi 87, lẽ ra nhiều người đã dành chút sức còn lại để hưởng tuổi già với con cháu. Nhưng không, cụ Phước vẫn miệt mài sưu tầm các tư liệu, hiện vật về Bác Hồ và tạo dựng một “bảo tàng đặc biệt” về Bác. Đến nhà cụ vào buổi trưa ngày đó, vẫn thấy cụ chăm chút từng ly, từng tý cho các hiện vật, tư liệu. Không những vậy, dù tuổi đã cao nhưng cụ vẫn cùng với các anh trong Ban chỉ huy quân sự xã, bưng bê, trang trí lại những cây mai cảnh, điều này đủ thấy cụ say mê công việc sưu tầm và kính yêu Bác Hồ đến nhường nào!.

Tiếp chúng tôi trong nụ cười vui sướng, cụ Bùi Xuân Phước với cái tuổi xưa nay hiếm vẫn còn minh mẫn để kể lại cho chúng tôi nghe về hành trình của cuộc đời mình. Cụ quê gốc Đà Nẵng, sinh ra tại Bình Định và lớn lên ở TP. Tuy Hòa (Phú Yên). Trưởng thành trong môi trường thiếu sinh quân, 15 tuổi người thanh niên này đã theo Đảng, theo cách mạng. Sau nhiều năm tham gia kháng chiến trong đội hình Sư đoàn 305 dù - đặc công, năm 1961 ông theo học Trường lý luận và nghiệp vụ thuộc Bộ Văn hóa, rồi công tác tại Nhà bảo tàng Hải Phòng.

Năm 1968, cụ tình nguyện vào Nam tham gia chiến đấu, sau đó trở lại cơ quan cũ một thời gian. Từ năm 1976, cụ công tác tại Bảo tàng tỉnh Phú Khánh (cũ) (giờ là tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa) và năm 1989 giữ cương vị Giám đốc Bảo tàng Phú Yên cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1995. “Nếu nói về sự nghiệp của tôi thì chỉ gói gọn trong hai chữ bộ đội và bảo tàng”. - Cụ Phước hóm hỉnh nói.

Trước khi về hưu năm 1995, cụ từng có một thời gian làm Giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Yên. Mặc dù đến nay đã 87 tuổi nhưng do nghề nghiệp đã “ăn sâu vào máu thịt”, cụ vẫn không thôi công việc sưu tầm của mình. “Dù tuổi tôi đã lớn nhưng tôi luôn trăn trở muốn làm được thứ gì đó trước lúc nhắm mắt! Tôi muốn dùng những hiện vật trực quan sinh động để giáo dục tình cảm, ý chí cách mạng cho con cháu, cho các thế hệ trẻ”, Cụ Phước nói về lý do sưu tầm tư liệu về Bác Hồ.

Cụ Phước vừa là chủ nhân vừa tự thuyết minh cho “bảo tàng về Bác”

Cụ Phước vừa là chủ nhân vừa tự thuyết minh cho “bảo tàng về Bác”

Ông cho biết thêm, "tôi làm điều này để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng với Bác và mong muốn có thêm một điểm đến ý nghĩa, để các thế hệ hôm nay và mai sau hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Bác. Tôi tự coi việc làm này là bổn phận của mình và quyết làm cho được, dù nhiều khó khăn lắm".

Giáo dục cho con cháu về lịch sử

"Còn địa điểm này, thì tôi nghĩ đây là vùng sâu vùng xa, lại sát căn cứ địa cách mạng đầu não của tỉnh Khánh Hòa trong hai cuộc khánh chiến chống Pháp và Mỹ đã Bộ Văn hóa mình đã xếp hàng di tích. 9 năm khánh chiến chống Pháp, 21 năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Khánh Hòa cũng bám trụ tại đây để làm sao để giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Với lại, khu vực này trình độ dân trí bà con còn thấp, người ta tiếp cận văn hóa còn ít nên tôi quyết định lấy vị trí này và lấy Cụ Hồ làm trung tâm, để khơi dậy lòng uống nước, nhớ nguồn". - Cụ Phước nói thêm.

Trên khu đất hơn 2.000m2 của gia đình, vào cuối những năm 90, cụ Phước đã dựng đền thờ Bác Hồ để thắp hương, ghi nhớ công ơn của Người, cũng như những người có công với đất nước. Sau đó, được sự tư vấn, giúp đỡ của các cựu đồng nghiệp, các chuyên gia về bảo tàng… Cụ đã tạo dựng nên một phòng trưng bày sinh động về Bác Hồ, mà cụ gọi đó là “Bảo tàng những điểm son về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Không gian trước sân nhà trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Không gian trước sân nhà trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cụ Phước kể lại: Sau khi về hưu mình mua đất, quy hoạch, lập bảng vẽ và thiết kế bản thân cụ làm hết. Khu vực ở đây được cụ thiết kế theo kiến trúc “nội công - ngoại quốc”. Nội là chữ công, phía trong là khu gia tộc hai vạch ngang Bác Hồ đứng nhìn ở giữa cái vạch là chữ công và toàn bộ xung quang, từ hội trường qua dãy trường sơn, qua hàng rào phía trước gọi là thời kỳ Hùng Vương dựng nước bao quanh lại phía sau góc tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh khép lại ta được chữ Quốc.

Bảo tàng của cụ Phước về Bác Hồ được khách tham quan và ngay cả những chuyên gia bảo tàng cũng cho rằng đó thực sự là “một bảo tàng Hồ Chí Minh thu nhỏ” giữa lòng phố biển Nha Trang. Ở đây hiện đang trưng bày hơn 100 tư liệu, hình ảnh, hiện vật… do chính cụ Phước sưu tầm, phục chế từ hiện vật gốc và được các cơ quan, tổ chức trong cả nước trao tặng.

Trong số cả trăm bức ảnh, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáng chú ý là bức ảnh khổ lớn về “thời khắc Bác lâm chung”, được trưng bày trang trọng ở gian chính. Bức ảnh này có khổ gốc nhỏ là 18-24, do chị Liễu - là vợ của một cán bộ cao cấp thời điểm làm việc với Bác Hồ “thời Bác còn sống”, và khi ông về trong này, ông đưa ảnh này cho vợ của ông là chị Liễu giữ, và sau khi cụ đặt vấn đề thì mới xin được. Thời đó, ở Nha Trang không có tiệm ảnh nào đủ khả năng phục chế thành khổ lớn, và Cụ phải lặn lội vào TP HCM để làm việc này. “Đó là bức ảnh đã tạo nên tình cảm mãnh liệt nhất với những người đến tham quan và cũng chính là linh hồn cho khu tưởng niệm này”, Cụ Phước chia sẻ.

Không giang trương bày các hiện vật về Bác Hồ tại nhà riêng của Cụ Phước

Không giang trưng bày các hiện vật về Bác Hồ tại nhà riêng của cụ Phước

Chưa dừng lại ở đó, cụ tiếp tục “khoe” với chúng tôi, trước đây, Đoàn công tác của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh do đồng chí Đại tá Dương Hoàng Toán, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đã đến và trao tặng tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho khu tưởng niệm. "Không gì sướng bằng các chú ơi", cụ Phước chia sẻ.

Thật ít ai tin nổi, một cụ già tóc đã bạc trắng, lưng đã còm, da đã nhăn nheo… nhưng trong cụ là một “bảo tàng sống” về Bác Hồ. Dẫn chúng tôi đi tham quan phòng trưng bày, cụ Phước đã làm cho mọi người bất ngờ khi thuyết minh hết sức tường tận, hùng hồn về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là các sự kiện mang tính bước ngoặt như: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng năm 1911; Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp 1920; sự kiện thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 1930; Cách mạng tháng Tám thành công và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945…

Có thể nói, việc tạo dựng một “bảo tàng Hồ Chí Minh thu nhỏ” giữa lòng phố biển Nha Trang và tự thuyết minh về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người của cụ Phước để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là một việc làm hết sức ý nghĩa, ít ai có thể làm được.

Có thể bạn quan tâm

  • Bác Hồ và thiết chế dân chủ

    06:00, 19/05/2021

  • Diệt “giặc dịch” COVID-19 nhìn từ tinh thần đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh

    06:00, 19/05/2021

  • Từ Đại hội XIII nghĩ về quan điểm “Đảng ta là một đảng cầm quyền” của Bác Hồ

    11:00, 25/01/2021

  • Bác Hồ và sứ mệnh doanh nhân Việt

    04:29, 13/10/2020

  • GS Hoàng Chí Bảo: “Bác Hồ luôn khẳng định giới Công Thương là hạt nhân quan trọng của sự phát triển”

    16:33, 09/10/2020

  • Tư tưởng Bác Hồ về đào tạo lao động

    11:31, 19/05/2020

  • Hãy học Bác Hồ để an dân!

    06:00, 19/05/2020

  • Bác Hồ với kinh tế thị trường và doanh nghiệp tư nhân

    05:00, 25/01/2020

  • Bác Hồ với nghệ thuật dùng người

    12:43, 31/08/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thăm "bảo tàng Hồ Chí Minh" thu nhỏ trong lòng thành phố biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO