Tại phiên chất vấn sáng 1/11, đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận) có đề cập tình trạng khai thác cát, sỏi không phép, phá rừng trái phép khiến nhân dân và cử tri cả nước quan tâm, bức xúc.
Có thể bạn quan tâm
14:57, 31/10/2018
20:12, 04/07/2018
09:26, 04/05/2018
16:05, 08/12/2017
11:10, 06/12/2017
20:32, 25/07/2017
20:40, 07/07/2017
19:31, 06/07/2017
18:24, 17/06/2017
Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, đây là vấn đề bức xúc trong toàn xã hội, trên thực tế vấn đề cát sỏi phục vụ cho xây dựng cũng có nhu cầu rất cao.
Trong thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã có rất nhiều chỉ đạo hết sức quan trọng, như ban hành Chỉ thị số 03 ngày 30/3/2015 đã chỉ đạo về vấn đề này.
Tiếp theo đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định 158 quy định trách nhiệm cụ thể trong vấn đề quản lý, bảo vệ khoáng sản, trong đó có vấn đề về cát sỏi và đã bổ sung các hành vi tăng mức xử phạt, đồng thời giao các cơ quan như công an các địa phương xem xét.
Trong Bộ luật Hình sự cũng có những quy định nếu trong trường hợp có vi phạm thì có thể xử lý về mặt hình sự. Về mặt chỉ đạo toàn diện công việc là như vậy và trách nhiệm của các địa phương, các bộ, ngành và các cơ quan cũng rất rõ ràng.
Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng nghị định không đầu trong đó có quy định về vấn đề quản lý, khai thác cát sỏi lòng sông, vấn để bảo vệ an toàn đối với các con sông.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có đề xuất một số công việc cụ thể như sau:
Một là quản lý cát, sỏi, lòng sông phải gắn với trách nhiệm bảo vệ lòng sông.
Hai là thống nhất quản lý cấp phép thăm dò khai thác sỏi lòng sông theo lưu vực.
Ba là quy định trách nhiệm quản lý cát sỏi lòng sông chặt chẽ với hệ thống 4 khâu từ quy hoạch đến thăm dò và khai thác.
Bốn là cấp phép thăm dò, khai thác phải thông qua hình thức đấu giá.
“Đây là nội dung mà Nghị định sắp tới ban hành," Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh giải pháp này.