Tham vọng của VNPT và phép thử với CMSC

Diendandoanhnghiep.vn Tham vọng dành ra 1 tỉ USD của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho hoạt động M&A các doanh nghiệp công nghệ có thể sẽ là phép thử của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC).

“Từ nay tới năm 2025, Tập đoàn có thể dành ra 1 tỉ USD dành cho hoạt động M&A các doanh nghiệp công nghệ” là thông tin ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT, chia sẻ tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2018 của Tập đoàn VNPT.

br class=

Theo VNPT, phải M&A thì trong vòng 2-3 năm tới VNPT mới có thể cạnh tranh về công nghệ với các hãng lớn trên thế giới.

Kế hoạch tham vọng

Đây được coi là phương án tối ưu thực hiện cơ cấu VNPT giai đoạn 2018 - 2020 nhằm xây dựng và phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số tại thị trường Đông Nam Á và châu Á...

Trên thực tế, là một trong những doanh nghiệp VT-CNTT lớn, VNPT đã sớm nắm bắt được xu hướng phát triển của công nghệ và đã bắt tay vào việc chuyển đổi số từ năm 2014. Bắt đầu bằng việc hiện đại hóa hạ tầng mạng lưới của mình theo hướng hạ tầng thông minh và phát triển các dịch vụ CNTT cho chính quyền, cho ngành y tế, giáo dục…. Hạ tầng mạng cáp đồng đã được chuyển đổi hoàn toàn sang cáp quang, hạ tầng cloud computing được tăng cường tại 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Hiện tại, VNPT đã sở hữu một hạ tầng mạng lưới VT-CNTT, hạ tầng trung tâm dữ liệu và đám mây mạnh, tin cậy phủ sóng cả nước. VNPT cũng đồng thời phát triển và cập nhật các công nghệ mới như Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo… , đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của CMCN 4.0.

Theo kế hoạch năm 2019, VNPT tiếp tục triển khai sắp xếp cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh theo Phương án cơ cấu lại Tập đoàn VNPT giai đoạn 2018-2020 và chiến lược phát triển giai đoạn 2018-2025 và tầm nhìn 2030 (Chiến lược VNPT4.0).

VNPT cũng sẽ triển khai các công việc chuẩn bị cổ phần hóa Công ty mẹ – Tập đoàn VNPT. VNPT sẽ đẩy mạnh triển khai dự án tại Myanmar (Liên doanh Stream Net), tập trung phát triển nhanh số lượng thuê bao và thúc đẩy các dịch vụ nội dung, dịch vụ số, CNTT cả trên hạ tầng mạng của Liên doanh nói riêng và tại Myanmar nói chung. Đồng thời, VNPT sẽ hoàn thành dự án E-Office cho Bộ Bưu chính Viễn thông Lào, đồng thời thúc đẩy đưa giải pháp E-Office cho các Bộ/Ban/Ngành khác cũng như triển khai cung cấp các dịch vụ CNTT tại Lào. Cùng với đó, VNPT sẽ xúc tiến, nghiên cứu khả năng đầu tư vào lĩnh vực FTTx tại một số thị trường tiềm năng bao gồm: Indonesia, Nepal, Bangladesh, Philippines,…

“Tiền hô, hậu ủng”?

Dù đạt được những kết quả khả quan nhưng theo ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT: Phải M&A thì trong vòng 2-3 năm tới VNPT mới có thể cạnh tranh về công nghệ với các hãng lớn trên thế giới. Đặt ra mục tiêu tham vọng lớn và cũng đã có những sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng về nhân lực, vật lực nhưng VNPT không thể tự giải quyết được bài toán của chính mình.

Giữa tháng 11/2018, VNPT đã chính thức được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Theo Nghị định số 131/2018/NĐ-CP, Ủy ban thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu như: Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Với một cơ chế như vậy, việc rót 1 tỷ USD để thực hiện M&A sẽ không hề đơn giản. Điều này cũng đã được ông Hùng cảm nhận rõ khi cho rằng: M&A là một trong những giải pháp giúp VNPT hiện thực hóa chiến lược mở rộng thị trường quốc tế nhanh nhất. VNPT không thể tiến nhanh nếu đi một mình, phải hợp tác.

Trước kia các thế hệ đi trước đã có các hợp đồng hợp tác BCC với các nhà khai thác quốc tế như NTT, France Telecom để có thể phát triển thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề vướng nhất của các doanh nghiệp nhà nước. Tập đoàn mong muốn Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp làm sao có thể hỗ trợ để phân cấp mạnh hơn cho Hội đồng thành viên, trao thêm quyền trong việc quyết định hoạt động này. Tất nhiên, hoạt động M&A không phải là đơn giản, còn nhiều vấn đề liên quan tới đánh giá, định giá, phải thực hiện thông qua các hãng tư vấn quốc tế.

Bên cạnh đó, việc mua bán sát nhập không hề đơn giản. Bởi với cơ chế mua bán sáp nhập hiện nay, VNPT muốn mua một công ty nào đó thì thủ tục sẽ mất từ 2 - 3 năm. Nói cách khác mục tiêu tham vọng của VNPT phụ thuộc rất nhiều vào sự chuyên nghiệp, năng động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Nhưng tham vọng của VNPT cũng có thể là một gợi mở rong việc đổi mới quản lý, sử dụng và bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp đối với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tham vọng của VNPT và phép thử với CMSC tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714176731 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714176731 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10