Thận trọng với Thuế tài sản

Huyền Trang 20/07/2018 16:31

Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo tờ trình gửi Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất sẽ đánh thuế tài sản đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp nhưng sử dụng vào mục đích kinh doanh hoặc để ở.

p/Xây dựng Luật Thuế tài sảnp/cần phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng Luật Thuế tài sản cần phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

“2 đồng phí quản lý mới thu được 1 đồng thuế ”

Về vấn đề này, tại một hội thảo mới đấy, lấy ví dụ về tương quan giữa số thu từ thuế tài sản và số thất thu, nợ đọng thuế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định việc xử lý thất thu và nợ đọng thuế đặc biệt quan trọng.

Theo quan điểm của Phó Thủ tướng, Bộ Tài chính cùng các địa phương phải tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, xói mòn cơ sở thuế, nhất là trong khu vực kinh tế phi chính thức.

Có thể bạn quan tâm

  • HoREA: Chỉ đánh thuế nhà ở có giá trên 1 tỷ đồng

    HoREA: Chỉ đánh thuế nhà ở có giá trên 1 tỷ đồng

    21:02, 15/04/2018

  • Đề xuất đánh thuế nhà ở từ 700 triệu đồng: Đánh cả vào người có thu nhập thấp

    Đề xuất đánh thuế nhà ở từ 700 triệu đồng: Đánh cả vào người có thu nhập thấp

    07:00, 15/04/2018

  • 4 bất cập từ thu thuế nhà ở

    4 bất cập từ thu thuế nhà ở

    09:40, 18/04/2018

  • 2 năm tới chưa đánh thuế nhà ở

    2 năm tới chưa đánh thuế nhà ở

    14:19, 19/05/2018

Khẳng định tầm quan trọng của việc xử lý nợ đọng thuế, Phó Thủ tướng lấy ví dụ về Dự thảo Luật thuế tài sản. Phương án của Bộ Tài chính tính toán, với mức trần 700 triệu đồng, cả nước sẽ thu thêm khoảng 2.500 tỷ đồng/năm, nếu ngưỡng chịu thuế là 1 tỷ thì số thu chỉ còn 1.500 tỷ đồng/năm. Số tiền này chỉ bằng một phần nhỏ so với phần nợ đọng thuế đang tồn tại.

"Chi phí để quản lý thuế nhà, đất không phải nhỏ. Trên thế giới có những nơi phải bỏ 2 đồng chi phí quản lý thuế mới thu được 1 đồng thuế nhà, đất. Nên chống thất thu và nợ đọng thuế rất quan trọng", Phó Thủ tướng khẳng định.

  Bộ Tài chính đã áp đặt một mức 700 triệu đồng để đánh thuế. Đưa ra con số này là một cách vận dụng định mức rất lỗi thời.

Tuy nhiên, Luật Thuế tài sản cần được nghiên cứu một cách cẩn trọng, vì đây là nguồn thu của địa phương. Nhiều thành phố lớn tại các nước phát triển xem đây là khoản thu rất lớn cho địa phương để cải thiện hạ tầng cho các hộ gia đình.

Nên xem xét thận trọng luật thuế tài sản

Nhìn nhận vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Bộ Tài chính hiện nay đang đứng trước sức ép rất lớn là phải bù đắp cho nguồn thu thuế nhập khẩu bị giảm sút do Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN và các Hiệp định thương mại tự do. Ông Doanh cũng cho rằng, với một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp vào khoảng 2.200 USD/người như ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo chỉ nên thu thuế khoảng 18% GDP, không nên thu thuế cao hơn để khoan sức dân, để người dân có lợi nhuận tái đầu tư.

"Song hiện nay chúng ta đã thu thuế lên đến khoảng 23% GDP rồi, tức là rất cao so với khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới và đây là điều chúng ta phải suy xét. Vậy thu thuế tối đa không phải ở thuế suất cao nhất mà thu thuế tối đa là ở mức thuế thấp vừa phải để cho người dân có thể kinh doanh được. Nếu nâng mức thuế quá cao thì sẽ vi phạm vào đường cong Laffer, và người dân sẽ không kinh doanh để nhà nước thu thuế nữa. Thu thuế nhiều quá thì người ta sẽ tìm cách để trốn thuế", ông Doanh nói.

“Phải tính toán làm sao cho vừa sức dân và điều mà người dân phản ứng là Bộ Tài chính đã áp đặt một mức 700 triệu đồng để đánh thuế. Đưa ra con số này là một cách vận dụng định mức rất lỗi thời. Người dân đã phải bỏ tiền ra, phải vay ngân hàng để mua nhà, giờ lại bị đánh thuế nữa thì sẽ rất khó khăn nên họ phản ứng tiêu cực là điều dễ hiểu. Cộng thêm với đề xuất đánh thuế ôtô và các loại thuế khác như thuế môi trường trong xăng dầu, làm cho người dân cảm thấy bị sốc", ông Doanh nhận định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thận trọng với Thuế tài sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO