Tháng Giêng là tháng ăn chơi?

Diendandoanhnghiep.vn Phải có quyết tâm cao hơn ngay từ đầu năm, không để tình trạng “đầu năm thong thả, cuối năm vất vả”, không để “tháng Giêng là tháng ăn chơi”, bởi thời gian không chờ đợi ai”.

>> Cải thiện môi trường kinh doanh 2022: Giải pháp “phi tài chính” giúp phục hồi kinh tế

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi”! Đó là câu trích trong bài ca dao quen thuộc của người Việt Nam, xuất phát từ tư tưởng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời. Mùa xuân đến cũng là khi người nông dân được nhàn hạ, họ thường tổ chức các lễ hội và cùng nhau tới thăm hỏi, động viên nhau làm ăn sau chuỗi ngày lao động vất vả.

nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã bắt đầu quay trở lại làm việc, sản xuất

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã bắt đầu quay trở lại làm việc, sản xuất.

Quan điểm đó còn tồn tại, nên sau kỳ nghỉ lễ Tết nguyên đán, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã bắt đầu quay trở lại làm việc, sản xuất, nhưng vẫn còn tình trạng cán bộ, công nhân, người lao động chưa bắt tay ngay vào công việc.

Có người cố nán nghỉ thêm vài ngày, có người thong thả đi du lịch chưa về. Có người dù đã đi làm nhưng lại tranh thủ giờ làm để tụ tập vui chơi, nói chuyện tán ngẫu với đồng nghiệp hoặc làm việc cá nhân…v..v.

Xin dẫn lại câu chuyện nhiều năm trước, nó có tính chất “lặp đi lặp lại” và không biết năm nay có được cải thiện không. Đó là, dư luận đã phản ánh rất nhiều tình trạng các xe công dừng, đậu, đỗ trước cổng đền, chùa… để cán bộ, công chức và gia đình đi lễ, điều này cho thấy tình trạng mê tín dị đoan đang tồn tại và có chiều hướng tăng lên trong một bộ phận cán bộ, công chức..v..v.

Thực trạng này phần nào cho thấy tình trạng thừa biên chế, kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm ở một số đơn vị; thủ trưởng các cơ quan, công sở ngại va chạm nên thiếu trách nhiệm trong việc đôn đốc, nhắc nhở hoặc xử lý vi phạm.

>> Triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350 nghìn tỷ ngay trong quý I/2022

Nói sâu hơn về vấn đề văn hóa, chính tư tưởng ăn chơi và đi lễ chùa đầu năm, phần nào cho thấy xã hội có vẻ đang mê tín. Trông chờ vào thần thánh, trông chờ vào thế lực siêu nhiên xuất hiện ở nhiều hạng và nhóm xã hội. Một xã hội “tắm mình” trong tín ngưỡng, lễ hội, cúng bái, thờ phụng, nghi lễ. Mê tín nhờ đó cũng trở thành một thứ quyền lực. Đó là điều phải cảnh tỉnh xã hội, nếu không thế hệ trẻ sẽ mất phương hướng.

Tức là, trong tư tưởng, suy nghĩ của một bộ phận người, nhiều người cảm thấy vẫn còn không khí Tết với tâm lý “còn mùng là còn tết”, thậm chí “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, khiến ngày Tết trở thành “ngày rộng, tháng dài” mãi không thể kết thúc.

Liên quan đến vấn đề này, Chuyên gia xã hội học Trịnh Hòa Bình cũng từng nói: “Mặc dù là công chức thời “cách mạng công nghiệp 4.0”, nhưng còn nhiều người vẫn giữ thói quen cũ, không thay đổi. Đến công sở làm việc nhưng rề rà chúc Tết, bày biện rượu trà, cà kê cho “hết mùng” mới chịu bắt tay vào việc, trong khi người dân, doanh nghiệp ngóng cổ chờ qua hết ngày nghỉ Tết để cơ quan nhà nước giải quyết giấy tờ, thủ tục.

T

Tâm lý "chốn việc" đi chúc tết, lễ chùa đầu năm vẫn còn tồn tại ở khá nhiều cơ quan, đơn vị. (ảnh minh hoạ)

Thực tế, tư tưởng này kéo theo rất nhiều hệ lụy ai cũng nhìn thấy, gây xáo trộn đến mọi hoạt động đời sống xã hội. Nó làm cho tinh thần trì trệ, ý thức làm việc sa sút, lãng phí tiền bạc lẫn sức khỏe, bê trễ trong công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Nói thẳng ra, không ít người thất vọng vì sự trì trệ do ăn Tết kéo dài.

Có thể nói, Tết âm lịch là một dịp lễ tết quan trọng nhất trong năm của người Việt, đây là thời gian quý báu để mỗi người được đoàn tụ, sum họp với gia đình, được vui chơi, nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động sau một năm vất vả. Nhưng không vì thế mà chúng ta lạm dụng Tết, biến đó trở thành cái cớ cho việc chúng ta trì trệ, ham chơi.

Nói như vậy, bởi vì ngày nay khi nền kinh tế công nghiệp phát triển, sản xuất đã chuyển hướng từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ý nghĩa câu này đã không còn phù hợp. 

Sản xuất kinh doanh thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với những đòi hỏi cao về kỷ luật và tác phong công nghiệp; những thách thức về thời gian, áp lực cạnh tranh gắt gao về năng suất, chất lượng, dịch vụ, uy tín,… bắt buộc cán bộ, công viên chức, lẫn người lao động phải trở về với quỹ đạo công việc đúng thời gian, vị trí của mình.

Một xã hội hiện đại, muốn đất nước phát triển nhanh thì cần dẹp bỏ những thói quen tập tục và quan niệm lạc hậu, thiếu văn minh. Trước hết là bắt tay vào làm việc hăng say và hiệu quả ngay từ ngày đầu tiên trở lại làm việc.

Như lời chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Trong điều kiện, bối cảnh hiện tại, khi vui Xuân, đón Tết Nhâm Dần 2022, chúng ta vẫn phải ứng trực để thực hiện các nhiệm vụ và sau Tết chúng ta bắt tay ngay vào công việc, không để tháng Giêng là tháng ăn chơi”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tháng Giêng là tháng ăn chơi? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714083323 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714083323 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10