Thanh, kiểm tra vẫn là nỗi ám ảnh của… doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong một số năm trở lại đây, thế nhưng, công tác thanh tra, kiểm tra vẫn được cho đã và đang tạo ra những ám ảnh cho doanh nghiệp…

>> Sửa Luật Thanh tra phải để doanh nghiệp an tâm tuân thủ pháp luật

Theo pháp luật hiện hành, thanh tra, kiểm tra là hoạt động bình thường của cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và trật tự xã hội. Thực tế, một số năm trở lại đây, từ những chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạt động thanh, kiểm tra cũng ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực.

Sau những chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạt động thanh tra, kiểm tra đã có nhiều chuyển biến tích cực - Ảnh minh họa

Sau những chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoạt động thanh tra, kiểm tra đã có nhiều chuyển biến tích cực - Ảnh minh họa

Trước những khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều tồn tại, ngày 17/5/2017, Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị số 20/2017/CT-TTg về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, đây lần đầu tiên, các nguyên tắc về hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp được nêu rõ như không quá 1 lần/năm, các cơ quan phải phối hợp xây dựng kế hoạch thanh tra, kế thừa kết quả của nhau, chỉ thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm...

Mới đây nhất, năm 2020, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có Chỉ thị 11/CT-TTg về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ứng phó dịch COVID-19, trong đó có yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan thuế, cơ quan hải quan xem xét không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với các doanh nghiệp; cơ quan thanh tra không thanh tra ngoài kế hoạch.

Từ đó, công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp thực sự có nhiều thay đổi. Báo cáo PCI 2021 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) cho thấy, năm 2020, số doanh nghiệp cho biết, số lần tiếp đón đoàn thanh, kiểm tra trong một số lĩnh vực, như Hải quan, Công an kinh tế, Môi trường giảm khoảng 50% so với năm 2016. Tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra trùng lặp giảm đáng kể, từ 25,9% (năm 2015), xuống còn 8,3% vào năm 2020. Tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra từ 5 cuộc/năm trở lên giảm từ 11,9% (năm 2016), xuống 3% vào năm 2020. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết cán bộ lợi dụng công tác thanh kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp đã giảm từ con số 18,9% (năm 2017), xuống còn 14,3% vào năm 2020...

Mặc dù đã ghi nhận những chuyển biến tích cực như đã nêu, tuy nhiên, vì mỗi cơ quan chịu trách nhiệm một ngành, lĩnh vực; doanh nghiệp thì hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, nên vẫn xảy ra tình trạng “một cổ nhiều tròng”. Cùng với đó, hiện tượng nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp của công chức thanh tra trong quá trình thực thi nhiệm vụ vẫn tồn tại.

Kết quả khảo sát của Dự án PCI 2021 cũng ghi nhận trên 67% doanh nghiệp cho biết, phải trả chi phí không chính thức khi làm việc với các đoàn thanh tra xây dựng, môi trường, thuế, phòng cháy, chữa cháy...

>> Bảo đảm tính độc lập trong hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến đã đạt được thì thanh tra, kiểm tra vẫn là nỗi ám ảnh với doanh nghiệp nhất là khi mới đây, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) đang mở rộng quá khái niệm thanh tra chuyên ngành - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến đã đạt được thì thanh tra, kiểm tra vẫn là nỗi ám ảnh với doanh nghiệp nhất là khi mới đây, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) đang mở rộng quá việc thanh tra chuyên ngành - Ảnh minh họa

Vì vậy, đối với các doanh nghiệp, thanh tra, kiểm tra luôn gắn liền với sự bất an, gánh nặng và hệ lụy, cho dù kết quả các đợt thanh tra tại doanh nghiệp có như thế nào, cho dù đó là cuộc thanh tra thường xuyên, thanh tra theo kế hoạch hay thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật hiện hành nếu việc luật hóa các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp với những nguyên tắc công khai, minh bạch, không gây phiền hà cho doanh nghiệp,… không sớm được hiện thực bằng những quy định cụ thể trong thời gian tới.

Không ít doanh nghiệp đã bị đối tác dời lại ngày ký hợp đồng vì biết doanh nghiệp vừa nhận thông báo về lịch thanh tra chuyên ngành; thậm chí mất cả đơn hàng xuất khẩu do đối tác lo ngại khả năng doanh nghiệp không tuân thủ quy định của pháp luật - một trong những điều cấm kỵ trong làm ăn với các thương hiệu toàn cầu…

Và tại Nghị trường mới đây, công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục trở thành vấn đề “nóng”, không ít đại biểu Quốc hội đã tỏ ra quan ngại về sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp vẫn rất lớn khi Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi chưa đi sâu vào đối tượng đặc biệt là doanh nghiệp.

Cụ thể, theo các đại biểu, Dự thảo quy định, thanh tra chuyên ngành là hoạt động xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Với định nghĩa như vậy, Dự thảo đang trao nhiệm vụ thanh tra theo ngành, lĩnh vực cho thanh tra bộ, thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ và thanh tra sở.

So với quy định hiện hành, một bộ chỉ có 1 tổ chức thanh tra, các Tổng cục, Cục chỉ được giao chức năng thanh tra chuyên ngành mà không có tổ chức thanh tra độc lập, Dự thảo đã nới rộng hơn về tổ chức cơ quan thanh tra. Lý do được Chính phủ giải trình là nhiều bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực có những tổng cục, cục có chức năng quản lý nhà nước và nhu cầu thanh tra lớn, nhưng do Luật không cho phép thành lập tổ chức thanh tra nên đã tổ chức thành các đơn vị tham mưu về công tác thanh tra. Do không có đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nên hoạt động gặp nhiều hạn chế...

Như vậy, với đặc thù của doanh nghiệp là phần lớn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực và đa địa bàn, thì số cơ quan thanh tra mà doanh nghiệp có thể phải đón vô cùng lớn. Theo báo cáo của Chính phủ, có tới 72 cơ quan thanh tra chuyên ngành có chức năng thanh tra.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn Quảng Ninh) bày tỏ, "Dự thảo mở quá, dễ dẫn đến các bộ, ngành thành lập các thanh tra, tổng cục tràn lan như giai đoạn trước khi có Luật Thanh tra. Tôi lo lại có chuyện chồng chéo, một cơ quan phải đón quá nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trong năm..."

Nội dung đã nêu của Dự thảo cũng là vấn đề khiến các ủy viên của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội lo ngại khi thẩm tra Dự án luật này. Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Pháp luật cho biết, đa số ý kiến đề nghị chỉ quy định một đầu mối thực hiện thanh tra chuyên ngành tại bộ.

Sau nhiều nỗ lực cải cách, sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dư luận mong chờ cơ quan soạn thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) sẽ có sự cầu thị, tiếp thu, sửa đổi để thanh, kiểm tra không còn là nỗi ám ảnh với doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thanh, kiểm tra vẫn là nỗi ám ảnh của… doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714403737 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714403737 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10