“Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”. Hy vọng thế! Chúng ta lại được thấy tháp nghiêng Pisa, đấu trường La Mã, Kênh đào Grand Canal... còn đó như chưa từng có đại dịch đi qua.
Đâu đó thường hay nhắc đến câu nói của Constantinus Đại đế "Mọi con đường đều dẫn đến Rome" - một câu nói đầy tự hào về vẻ đẹp và lịch sử của Ý.
Ngài đã mượn ý tưởng về một công trình đánh dấu "mốc số 0" (Kilomet 0) từ địa điểm Milliarium Aureum tại thủ đô Roma để đo khoảng cách đến mọi nơi trong đế quốc.
Nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II thì có lẽ cuộc “chiến tranh với COVID -19” đã phá hủy thế giới và nước Ý lãnh hậu quả trầm trọng nhất về kinh tế lẫn sinh mạng. Tất cả diễn ra quá nhanh, mỗi ngày số lượng người chết lại nhiều thêm mà không cách gì ngăn lại được!
Nước Ý thu hút sự quan tâm của toàn thế giới khi số lượng người chết tăng chóng mặt. Tính đến ngày 25/3 tổng số ca nhiễm tại Ý đã tăng lên 69.176, số lượng tử vong là 6.820. Trung bình cứ khoảng 13 phút có 1 người chết vì COVID-19 ở Ý.
Trong khoảng thời gian ngắn, nước Ý trở thành khu vực nguy hiểm nhất thế giới khi nói tới COVID-19. Mức độ thiệt hại về mặt con người đã vươn lên vị trí thứ 2 sau Trung Quốc đại lục.
Ý đã phong tỏa toàn bộ đất nước. Nhiều nơi được ví như "thành phố ma" khi chẳng có gì ngoài tiếng xe cứu thương
Dân số già và hệ thống y tế quá tải được cho là những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong vì dịch COVID-19 tại Ý tăng cao. Theo số liệu chính thức, những ca tử vong tính đến nay có độ tuổi trung bình là 81, trong đó nhiều người có sẵn bệnh lý khác.
Nước Ý vốn chặt chẽ, kỷ luật cao, nhất là trong thể thao, với lối đá “đổ bê tông” đặc trưng. Nhưng lần này Ý đã liên tục để "thủng lưới", họ đã không “bắt bài” được đối thủ COVID -19.
Nền kinh tế Ý lớn thứ 8 trên thế giới tính theo GDP trong tỷ giá hối đoái đối với đồng Đô la Mỹ và đứng thứ 4 châu Âu. Gần đây, nước này phải đối mặt với sự tăng trưởng chập chạm của nền kinh tế, kèm theo núi nợ công khổng lồ và suy yếu trên bình diện quốc tế.
Ngoài gia Ý là quốc gia ở mức rất cao về chỉ số phát triển con người (HDI) và cũng xếp hạng rất cao về tuổi thọ dự tính. Đất nước "hình chiếc ủng" giữ vai trò nổi bật trong các vấn đề kinh tế, quân sự, văn hoá và ngoại giao ở châu Âu cũng như toàn cầu. Chính vì thế khủng hoảng mà Ý đối mặt là một cú sốc với phần còn lại.
Sức người có hạn, một đất nước phát triển, văn minh và hòa bình như Ý khó có thể nghĩ rằng một ngày nào đó họ phải đối diện với tình trạng u ám như bây giờ. Họ đã và đang cố gắng hết sức nhưng tầm kiểm soát đã vượt quá tầm tay. Không còn những hình ảnh lãng mạn, những con sông nên thơ.
Có thể bạn quan tâm
12:17, 14/03/2020
16:14, 13/03/2020
05:30, 10/03/2020
Nhà xác hết chỗ chứa, quan tài xếp thành hàng dài trên lối đi, dường như mọi thứ đang quay trở lại giống như thời chiến tranh súng đạn. Các bác sỹ, hệ thống Y tế quá tải và mệt mỏi, sự cố gắng lạc quan trong các khu dân cư bằng những tiếng đàn và lời ca cũng không làm cho không khí bớt nặng nề hơn. Số người chết vẫn gia tăng đều đặn.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và những cái đầu thông thái nhất cũng bất lực trước cơn thịnh nộ của tự nhiên. Đến đây, chúng ta cũng phần nào ngộ ra rằng con người vốn dĩ là hữu hạn và cũng vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên. Khi mẹ thiên nhiên nổi giận cũng là lúc không từ bất cứ một nơi nào để trút sự giận dữ lên đó.
Một quốc gia cũng giống như một cá nhân vậy, một người bệnh có thể gieo rắc một cơn dịch tới toàn nhân loại. Vì thế không có nghĩa rằng việc của người không phải việc của ta mà phải là việc của chúng ta.
Cầu mong cho nước Ý nhanh chóng vượt qua cơn đại họa này để thành Rome vẫn là điểm đến của mọi người. Một nước đất nước xinh đẹp và thơ mộng sẽ được hồi sinh.
“Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”. Hy vọng thế! Chúng ta lại được thấy tháp nghiêng Pisa, đấu trường La Mã, Kênh đào Grand Canal ..v…v…sẽ còn đó như chưa từng có đại dịch đi qua.