Thanh tra Chính phủ kết luận khoản tiền trên 6.000 tỷ liên quan Vinashin

Diendandoanhnghiep.vn Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an xác minh, điều tra đối với 2 vụ việc liên quan đến Vinashin

Chiều 22/1, ông Bùi Ngọc Lam - Phó tổng Thanh tra Chính phủ đã ký thông báo Kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đối với 2.200 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trả nợ cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) và số tiền 4.149 tỷ đồng Chính phủ tạm ứng cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin/SBIC) tái cơ cấu.

Thanh tra Chính phủ cho biết, đối với một số cá nhân của Vinashin chiếm đoạt tiền lãi ngoài hợp đồng, vi phạm pháp luật, các cơ quan chức năng đã điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an xác minh, điều tra xử lý theo quy định về các dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với 2 vụ việc:

Thứ nhất, việc lập, sử dụng các chứng từ, tài liệu để rút từ nguồn vốn 4.190 tỷ đồng, gửi có kỳ hạn tại ngân hàng khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép, có dấu hiệu cố ý làm trái, vi phạm nguyên tắc bảo toàn vốn tại Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 15/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ, nguy cơ thiệt hại trên 1.050 tỷ đồng gửi tại ngân hàng Oceanbank.

Thứ hai, việc hỗ trợ hoàn thiện tàu 700TEU NT29 tại Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, lỗ 456,9 tỷ đồng, thiệt hại số tiền đã hỗ trợ trên 151,7 tỷ đồng.

Một số cá nhân "ăn" lãi ngoài

Thanh tra Chính phủ kết luận, việc Vinashin tạm ứng 4.190 tỷ đồng để hỗ trợ hoàn thiện các tàu không đúng như phương án trình, nhiều khoản hỗ trợ không đảm bảo nguyên tắc dẫn đến thiệt hại hơn so với không đầu tư.

Theo kết luận của TTCP, Vinashin đã nhận trên 2.200 tỷ đồng tạm ứng từ PVN nhưng không mở tài khoản để theo dõi đặc biệt mà sử dụng tài khoản chung mở tại Ngân hàng Oceanbank (theo dõi chung cho tất cả các nguồn thu khác); trên sổ sách kế toán tại Vinashin cũng không theo dõi riêng.

Việc thu, chi đối với số tiền này là không thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính; khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát đối với nguồn 2.200 tỷ đồng.

Điển hình là việc Vinashin đã sử dụng 166,22 tỷ đồng từ nguồn 2.200 tỷ để chi hỗ trợ các đơn vị thi công hoàn thiện 19 tàu dự kiến bàn giao năm 2011 trong khi đã đề nghị, phê duyệt sử dụng nguồn 4.190 tỷ đồng cho thấy việc theo dõi, sử dụng các nguồn tiền của Vinashin là không chính xác.

Trụ sở SBIC - tiền thân là Vinashin ở Hà Nội.

Trụ sở SBIC - tiền thân là Vinashin ở Hà Nội.

Việc xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn 2.200 tỷ đồng của Vinashin báo cáo Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số 3323/CNT-TCKT) để hỗ trợ trả nợ cấp bách không sát với thực tế; có 4 khoản chi, số tiền 378,349 tỷ đồng dùng để trở nợ cấp bách nhưng không có trong Kế hoạch đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Vinashin chi mà không báo cáo Thủ tướng là không thực hiện đúng hướng dẫn của bộ Tài chính.

Vinashin chi 171,1 tỷ đồng hỗ trợ cho 2 Công ty nộp thuế (Công ty Hạ Long 167,654 tỷ đồng; Công ty Bến Kiền 3,515 tỷ đồng) nhưng trong thời gian chưa nộp thuế, 2 công ty này đã gửi ngân hàng thu lãi và Công ty Hạ Long sau khi hoàn thuế cũng không trả ngay cho Vinashin mà gửi ngân hàng thu lãi.

Hiện nay, Công ty Bến Kiền còn nợ 3,11 tỷ đồng tiền hỗ trợ nộp thuế. Qua đó, cho thấy Vinashin chưa kịp thời kiểm tra, giám sát việc sử dụng, không đôn đốc các đơn vị thực hiện việc hoàn trả tiền hỗ trợ. Dù Vinashin đề nghị Thủ tướng "trong thời gian nhàn rỗi cho phép Vinashin được sử dụng công cụ tiền gửi có kỳ hạn tại Oceanbank để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn", tuy chưa được Thủ tướng đồng ý nhưng Vinashin đã gửi tiền để thu lãi.

Cũng theo kết luận thanh tra, một số cá nhân thuộc Vinashin đã chiếm đoạt tiền lãi ngoài hợp đồng do Oceanbank chi trả, vi phạm luật pháp phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Quá trình tiếp nhận, chuyển giao doanh nghiệp/dự án từ Vinashin sang PVN có những tồn tại, vi phạm như: Chuyển giao/tiếp nhận tài sản không thuộc danh mục đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 926; chưa thực hiện chuyển giao/tiếp nhận vốn góp bằng tiền của Vinashin trong Công ty cổ phần Hoàng Anh, Nam Định; hằng năm không đối chiếu công nợ; PVN chưa hoàn thành việc thanh toán các chi phí đầu tư cho SBIC, chưa thanh toán cho chủ đầu tư các chi phí đầu tư tàu chở dầu thô Aframax 104.000DWT để trả nợ cho SBIC.

Việc Vinashin vay vốn ngắn hạn tại BIDV Bắc Hà Nội để thanh toán một số khoản chi phí đóng mới FSO-5 và dùng FSO-5 thế chấp, trong khi FSO-5 được sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng BIDV Bắc Hà Nội và Vinashin không thực hiện thủ tục đồng thế chấp theo yêu cầu của BIDV Việt Nam, cần được Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Quản lý, sử dụng nguồn vốn cấp tạm ứng 4.190 tỷ đồng

Theo đó, Vinashin/SBIC không theo dõi riêng đối với nguồn hỗ trợ này mà sử dụng 1 tài khoản tại Ngân hàng Oceanbank (theo dõi chung cho tất cả các nguồn thu); trên sổ sách kế toán tại Vinashin cùng không theo dõi riêng, gây khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát, quản lý, sử dụng.

Vinashin xây dựng phương án sử dụng vốn có nhiều nội dung thiếu căn cứ, không phù hợp nguyên tắc sử dụng vốn tạm ứng, một số tàu được hỗ trợ từ ngồn 4.190 tỷ đồng nhưng không triển khai.

Việc lập và sử dụng các chứng từ, tài liệu rút vốn 4.190 tỷ đồng về gửi ngân hàng: Chủ tịch HĐTV Vinashin ký Nghị quyết số 233/NQ-CNT ngày 21/11/2011 phê duyệt chủ trương hỗ trợ vốn hoàn thành các sản phẩm kế hoạch năm 2012, Tổng giám đốc Vinashin ký các Quyết định hỗ trợ vốn cho các tàu bàn giao năm 2012 không đúng quy định (không có hồ sơ trình, không có Biên bản họp HĐTV và/hoặc Phiếu xin ý kiến các thành viên HĐTV), ký nhưng không gửi cho các bộ phận thực hiện và các đơn vị được hỗ trợ vốn; Vinashin đã sử dụng các tài liệu này cùng với bản danh sách các tàu dở dang được Bộ GTVT xác nhận để làm cơ sở giải ngân 3.075,679 tỷ đồng từ Kho bạc Nhà nước. Sau đó gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, thu lãi.

Đáng chú ý, theo Quyết định của Thủ tướng, nguồn tạm ứng 4.190 tỷ đồng để Vinashin tập trung phục vụ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính và hoàn thành các hợp đồng đóng tàu dở dang nhưng khi tiếp nhận với vốn 4.190 tỷ đồng Vinashin đã sử dụng gửi có kỳ hạn tại ngân hàng trong khi chưa được Thủ tướng cho phép.

Khẩn trương thu hồi các khoản tiền rất lớn

Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo SBIC khẩn trương nộp về Bộ Tài chính số tiền trên 1.578 tỷ đồng để hoàn trả 4.190 tỷ đồng cho Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp Trung ương.

Tập trung thu hồi các khoản tiền hỗ trợ từ nguồn 2.200 tỷ đồng, nguồn 4.190 tỷ và các nguồn khác từ các đơn vị thành viên, nộp về Bộ Tài chính để hoàn trả nguồn 4.190 tỷ đồng, trả các khoản nợ đến hạn, quá hạn của SBIC theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trước mắt có phương án xử lý đối với các tàu đã hoàn thiện nhưng chưa bán, thanh lý được, trong đó có 4 tàu cá vỏ thép đang thu giữ để giảm thiểu thiệt hại, đôn đốc thu hồi nợ đối với các tàu cá vỏ thép còn lại, thực hiện quyết toán dự án FSO-5 và chỉ đạo các đơn vị quyết toán các dự án đóng tàu có sử dụng vốn hỗ trợ, đảm bảo theo đúng quy định.

PVN và SBIC phải khẩn trương xác định, đối chiếu công nợ liên quan đến việc chuyển giao doanh nghiệp/dự án; có biện pháp xử lý thanh toán nợ cho SBIC, xử lý các vướng mắc, tồn tại trong quá trình chuyển giao; hoàn thiện các thủ tục liên quan đến việc tiếp nhận tài sản từ Vinashin/SBIC theo đúng quy định của Nhà nước.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo SBIC khẩn trương xây dựng phương án thu hồi nợ; chủ trì đánh giá, tổng kết thưc hiện đề án tái cơ cấu SBIC, trong đó có việc xác định lại vốn điều lệ của SBIC, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo tái cơ cấu SBIC xem xét, xử lý trong quá trình tái cơ cấu SBIC.

Bộ Tài chính xem xét, có phương án xử lý đối với các khoản tiền gửi ngân hàng mà SBIC và các đơn vị thành viên đã thu, đã sử dụng một phần, trong đó: lãi nguồn 4.190 tỷ đồng đã thu trên 1.021 tỷ đồng, đã sử dụng trên 150 tỷ đồng; lãi nguồn 2.200 tỷ đồng đã thu trên 436,6 tỷ đồng, đã sử dụng 114,6 tỷ đồng; lãi từ nguồn hỗ trợ nộp thuế các đơn vị thành viên đã thu 25 tỷ đồng.

Đồng thời, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ ngành liên quan kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của SBIC.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước khẩn trương phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan xem xét, đề xuất Thủ tướng xử lý đối với khoản tiền 1.738 tỷ đồng (đến 30/6/2018 là 1.748,9 tỷ đồng) của SBIC tại Ngân hàng Oceanbank theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và số tiền SBIC đang gửi tại các ngân hàng; kiểm tra việc ngân hàng BIDV Bắc Hà Nội cho Vinashin vay ngắn hạn thực hiện dự án FSO5 để xử lý theo quy định của pháp luật.

Hàng loạt lãnh đạo dính trách nhiệm

Cũng theo kết luận thanh tra, ngày 30/6/2018 còn dư 1.748,957 tỷ đồng tại Oceanbank, khi Thủ tướng ban hành Quyết định số 12/QĐ-TTg thì SBIC không thu hồi được khoản tiền 1.050,4 tỷ đồng để nộp về Bộ Tài chính. Có dấu hiệu cố ý làm trái, vi phạm nguyên tắc bảo toàn vốn.

Một số cá nhân của Vinashin đã chiếm đoạt khoản tiền của Oceanbank chi lãi suất ngoài hợp đồng, vi phạm pháp luật, hiện đang được cơ quan tố tụng xử lý.

Trách nhiệm thuộc về các ông: Nguyễn Ngọc Sự- Chủ tịch HĐQT/HĐTV Vinashin; Trương Văn tuyến- Tổng giám đốc; Phạm Thanh Sơn- Phó tổng giám đốc; Trần Đức Chính- Trưởng ban Tài chính kế toán.

Vinashin có ký hợp đồng với các ngân hàng thương mại để thực hiện kiểm soát sử dụng nguồn vỗn hỗ trợ 4.190 tỷ đồng nhưng có nhiều nội dung không chặt chẽ, không cụ thể, làm giảm trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong việc kiểm soát chi. Đồng thời, Vinashin/SBIC thực hiện việc điều chỉnh các hạng mục dự toán hoàn thiện tàu khi chưa có phê duyệt.

Thực tế, việc kiểm soát chi của ngân hàng thương mại không đáp ứng được các yêu cầu mục đích thanh toán phù hợp với dự toán hoàn thiện tàu đã được Vinashin phê duyệt. Việc chi hỗ trợ đóng 9 tàu cá mẫu vỏ thép, số tiền 59,045 tỷ đồng: SBIC không thực hiện đúng Quyết định số 1394/QĐ-TTg của Thủ tướng, khó thu hồi được đầy đủ số tiền đã hỗ trợ.

Về việc hỗ trợ nộp thuế: Vinashin có phương án sử dụng nguồn 2.200 tỷ đồng để hỗ trợ các đơn vị nộp thuế, thực tế đã sử dụng 459,266 tỷ đồng từ nguồn 4.190 tỷ đồng là sử dụng sai nguồn. SBIC chưa kịp thời kiểm tra, giám sát để các đơn vị thành viên chậm nộp thuế và khi nhận được tiền hoàn thuế không chuyển trả ngay Vinashin/SBIC mà gửi ngân hàng để thu lãi hoặc giữ lại dùng cho việc khác. Không hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong sử dụng và thu hồi vốn; không có phương án chi tiết hoàn trả vốn hỗ trợ nộp thuế theo như cam kết tình hình tài chính các các đơn vị đều rất khó khăn, không có nguồn hoàn trả. Do đó, khó có khả năng thu hồi số tiền hỗ trợ nộp thuế còn nợ là 414,148 tỷ đồng.

Đến thời điểm thanh tra, Vinashin/SBIC chưa thực hiện quyết toán việc sử dụng vốn cho các dự án hoàn thiện tàu như hướng dẫn tại Văn bản số 523/BTC-TCDN của bộ Tài chính.

Đáng nói, một số khoản hỗ trợ hoàn thiện tàu dở dang nhằm giảm lỗ, giảm nhiều thiệt hại nhưng không thu hồi được nguồn tiền tạm ứng, gây thiệt hại lớn hơn so với không đầu tư thêm.
Điển hình, tàu 700TEU-NT29 của Công ty Nam Triệu gây thiệt hại số tie 151,76 tỷ đồng cần phải được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thanh tra Chính phủ kết luận khoản tiền trên 6.000 tỷ liên quan Vinashin tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711657243 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711657243 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10