Tháo "nút nghẽn" lưu thông hàng hoá

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian vừa qua, khi một số tỉnh, thành phố thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã xuất hiện tình trạng còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa.

Do đó, Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê Danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông.

Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê Danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông.

Bộ Công Thương có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Chính phủ ban hành Danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì liệt kê Danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông.

Nếu đề xuất này được thông qua, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần tham chiếu theo Danh mục hàng hóa cấm lưu thông (Đây là danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm hoặc hạn chế lưu thông theo quy định của pháp luật).

Công văn

Công văn hoả tốc của Bộ Công Thương

Sửa danh mục để đơn giản hóa

Các hàng hóa, dịch vụ còn lại không nằm trong danh sách này sẽ được cấp “thẻ xanh” để lưu thông trên địa bàn, địa phương, hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.

Công văn số 4482 do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải ký ngày 27/7/2021, nêu rõ: “Thời gian vừa qua, khi một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, đã xuất hiện tình trạng một số địa phương còn lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị”.

Để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải đã liên tiếp có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương về các vấn đề có liên quan đến lưu thông hàng hóa thiết yếu, góp phần thực hiện thống nhất các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 đối với các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu khi lưu thông qua địa bàn tỉnh, thành phố; đồng thời yêu cầu các địa phương không được đặt ra các điều kiện cản trở việc lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Bộ Công Thương cũng đề nghị Sở Công Thương các địa phương rà soát, tham mưu cho UBND cấp tỉnh, cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đối với môt số nhóm mặt hàng thiết yếu, gồm nhóm thực phẩm, nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bao gồm các mặt hàng như sắt thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. Nhóm nhiên liệu, năng lượng như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương.

Bộ Công Thương chỉ rõ, danh mục sản phẩm, thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ như thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, gồm nước uống đóng chai, thực phẩm chức năng, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chức đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm…

Các sản phẩm, nhóm sản phẩm, thực phẩm hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT, như ngũ cốc, ngũ cốc đã sơ chế. Thịt và các sản phẩm (thịt thịt tươi, ướp đá, đông lạnh, phụ phẩm ăn được của gia súc, gia cầm, đồ hộp, hun khói hoặc sản phẩm phối chế có chứa thịt như giò, chả, pate…). Thủy sản và sản phẩm thủy sản (thủy sản tươi sống, sơ chế, sản phẩm chế biến từ thủy sản và phụ phẩm thủy sản làm thực phẩm, rong biển…). Các loại rau, củ quả và sản phẩm rau, củ quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và sản phẩm từ mật ong, muối, gia vị (nước xốt, tương, nước chấm…), đường, chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, hạt điều và các nông sản thực phẩm khác như hạt hướng dương, hạt bí, măng, mộc nhĩ, tố yến…

Một số sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, như nước giải khát, sữa chế biến (không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý), các loại sữa dạng lỏng, sữa dạng bột, kem sữa,bơ, pho mát và các sản phẩm khác từ sữa chế biến… Cùng với đó là các loại dầu, bột và tinh bột, bánh, mứt kẹo (bánh quy ngọt, mặn hoặc không ngọt, mặn; bánh mỳ nướng….

Đứt gãy vì địa phương thiếu thống nhất

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cụ thể, các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bị nhiều địa phương đánh giá không phải là “hàng hóa thiết yếu”, do đó không được vận chuyển, lưu thông, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của rất nhiều doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp.

Việc áp dụng các quy định về phòng dịch, trong đó có yêu cầu về thời hạn và cách thức xét nghiệm COVID-19 đối với các tài xế vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển liên tỉnh còn rất phức tạp và không thống nhất giữa các địa phương. Nhiều địa phương yêu cầu tài xế phải có Giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72h hoặc yêu cầu tài xế phải thực hiện cách ly, đổi tài xế trong quá trình vận chuyển…

Điều này đã phát sinh thêm rất nhiều chi phí và thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Theo ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tình trạng trên đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp vận tải ít nhất 100 tỷ đồng/ngày.

Ngoài ra ra, việc phân luồng giao thông của các địa phương còn chưa hợp lý đã dẫn đến ùn tắc kéo dài tại nhiều cung đường vận tải hàng hóa phục vụ phòng dịch cũng như sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp;

Đối với hoạt động logistics phục vụ xuất–nhập khẩu hàng hóa, tại nhiều địa phương và cảng biển còn có tình trạng ách tắc cầu cảng, chi phí dịch vụ cầu cảng, hạ tầng tăng lên rất cao, gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như việc nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, việc áp dụng phương châm “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể, các doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp phía Bắc) đang áp dụng phương châm nêu trên gặp nhiều vấn đề phát sinh mới.

Đơn cử, điều kiện ăn ở cho công nhân và người lao động không đảm bảo, thời gian sinh hoạt ngoài giờ làm việc nảy sinh nhiều phức tạp và có thể có hệ lụy về mặt tâm lý, an sinh của người lao động khi họ bị tách khỏi gia đình quá lâu, chi phí xét nghiệm tăng cao, thời gian bắt buộc áp dụng phương châm “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” có thể kéo dài dẫn đến các bất ổn trong nội bộ doanh nghiệp…

Trong khi đó, khác với các doanh nghiệp phía Bắc, phần lớn các doanh nghiệp phía Nam có số lượng lao động nhập cư từ các địa phương khác rất lớn, do đó không đủ điều kiện áp dụng phương châm nêu trên và buộc phải đóng cửa tạm thời.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có lộ trình cụ thể để các doanh nghiệp từng bước hoạt động trở lại. Điều này một phần vừa gây lãng phí thời gian và chi phí chuẩn bị để tái khởi động các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vừa khiến doanh nghiệp không thể lên kế hoạch về sản xuất, nhân sự… để phục hồi sản xuất trong bối cảnh hàng ngàn lao động nhập cư đang rời khỏi thành phố và các khu công nghiệp để về quê hiện nay.

Vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, từ phản ánh của các Hiệp hội, ngành hàng và các doanh nghiệp có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu của các khó khăn, vướng mắc hiện nay trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là do không bảo đảm được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa thông suốt.

Các hoạt động logistics, vận chuyển, lưu thông hàng hóa là “mạch máu” của các hoạt động kinh tế của đất nước, trong đó có các hoạt động sản xuất công nghiệp. Đặc trưng của sản xuất công nghiệp là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chích.

Do đó, khi không bảo đảm được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất nội địa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc duy trì sản xuất của các doanh nghiệp.

Sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp dẫn đến sự gián đoạn của luồng tiền phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra áp lực tài chính lớn cho doanh nghiệp sản xuất cũng như chính bản thân các doanh nghiệp logistics và vận tải.

Bên cạnh đó, một số ngành hàng bị nhiều địa phương đánh giá không phải là “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” cũng đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng, ví dụ các cơ sở chế biến thô tươi sống các sản phẩm chăn nuôi (các lò mổ, lò chế biến thịt gia súc, gia cầm, thủy sản…).

Và những kiến nghị cấp bách

Trên cơ sở kiến nghị của các Hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp, Bộ Công Thương kiến nghị cần tiến hành một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để ổn định kinh tế, phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bị nhiều địa phương đánh giá không phải là “hàng hóa thiết yếu”, do đó không được vận chuyển, lưu thông, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của rất nhiều doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp.

Các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bị nhiều địa phương đánh giá không phải là “hàng hóa thiết yếu”, do đó không được vận chuyển, lưu thông, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của rất nhiều doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp.

Thứ nhất, ưu tiên tiêm vaccine. Bộ Y tế cần xem xét sửa đổi các quy định, hướng dẫn về các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng chống COVID-19, trong đó bổ sung mức ưu tiên đối với các đối tượng sau.

Bổ sung đối tượng lao động trong ngành vận tải – đặc biệt là lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh và các đối tượng khác trong ngành logistics (như đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu…) là đối tượng ưu tiên tiêm vaccine tại điểm b mục 3 phần III (đối tượng tiêm) của Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 – 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế (tương đương với lực lượng tuyến đầu chống dịch) nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá được thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất.

Sửa đổi mức ưu tiên đối với đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất…) trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine theo điểm g mục 3 phần III (đối tượng tiêm) của Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 – 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động và để doanh nghiệp có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các địa phương cần quán triệt và thực hiện nghiêm việc ưu tiên tiêm vaccine đối với các đối tượng trên. Bộ Y tế cần có trách nhiệm giám sát việc tiêm vaccine cho các đối tượng lao động này và có chế tài xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện chỉ đạo nêu trên.

Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ công tác lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Các địa phương cần tùy theo tình hình trên địa bàn để đơn giản hóa các quy định, thủ tục phòng dịch.

Cụ thể, đơn giản hóa yêu cầu về thời hạn và cách thức xét nghiệm COVID-19 đối với lực lượng tài xế vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Xem xét gỡ bỏ quy định về định mức số lượng xe ô tô ra vào địa phương; cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp đối với lái xe và người lao động di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả RT-PCR như nhiều địa phương đang áp dụng.

Đối với các đối tượng (lái xe, phụ xe liên tỉnh) đã được tiêm vaccine, cần cho phép kéo dài thời hạn giá trị của kết quả xét nghiệm âm tính đối với COVID-19; áp dụng test nhanh, test gộp (không áp dụng phương pháp RT-PCR) để tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, lưu thông hàng hóa.

Trong thời gian trước mắt, cần bổ sung một số ngành sản xuất, dịch vụ, mặt hàng vào danh mục “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu”, như các cơ sở chế biến thực phẩm từ các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản để tạo điều kiện ổn định lưu thông, sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Sau khi tiến hành tiêm vaccine rộng rãi đối với các đối tượng lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh, cần xem xét nới lỏng và tiến tới bãi bỏ các điều kiện về “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” để thúc đẩy lưu thông, sản xuất và cung ứng hàng hóa trong cả nước.

Thứ ba, xem xét cho phép áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng (tuy nhiên vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm theo quy định của pháp luật về lao động) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng ca sản xuất, bảo đảm kịp tiến độ giao hàng – đặc biệt là đối với những đơn hàng xuất khẩu trong các ngành hàng như dệt may, da – giày, điện tử.

Các cơ quan nhà nước đẩy mạnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính, trong đó ưu tiên tiến hành giải quyết và trả kết quả hành chính online, đặc biệt là các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.

Có các giải pháp hỗ trợ về tài chính cho các ngành sản xuất, như các địa phương xem xét miễn, giảm hoặc gia hạn thời hạn tăng tiền thuê đất, thuê hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Bộ Tài chính xem xét tiếp tục có các chính sách ân hạn, giãn, hoãn nộp các khoản thuế, phí trong một thời hạn nhất định để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cũng như tiếp tục các chính sách ưu đãi về thuế, phí để kích cầu tiêu dùng trong một số ngành hàng (như chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tại Nghị định số 70/2020/NĐ-CP của Chính phủ trước đây…).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tài chính tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp do giá các mặt hàng đầu vào nhập khẩu đều bị tăng giá do đại dịch khiến hạn mức hiện tại không đảm bảo thu mua đủ nguồn cung cho doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp phía Nam – với đặc thù sử dụng nhiều lao động nhập cư từ các địa phương khác, chỉ nên yêu cầu thực hiện phương châm “1 cung đường, 2 địa điểm”, không nên yêu cầu áp dụng phương châm “3 tại chỗ”, trong đó doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm xác nhận cung đường và địa điểm cho người lao động và cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra việc lây lan dịch bệnh.

Đồng thời, cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về lộ trình dự kiến phục hồi sản xuất để các doanh nghiệp có kế hoạch về nhân sự, lao động và tài chính để hoạt động trở lại sau dịch.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tháo "nút nghẽn" lưu thông hàng hoá tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710831439 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710831439 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10