Trong kinh doanh, chiến lược được ví như binh pháp mà các tướng lĩnh thời xưa vận dụng để có những lợi thế trên chiến trường.
Tuy nhiên, không ít doanh nhân rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi chiến lược kinh doanh tốt trên giấy tờ, nhưng lại bất ổn khi triển khai dẫn đến thất bại chiến lược.
Nhiều nhà nghiên cứu chiến lược kinh doanh đã đúc rút và tổng kết rằng một chiến lược kinh doanh muốn triển khai có hiệu quả và tránh thất bại chiến lược cần giải quyết triệt để những điểm gây gãy khúc và thiếu liên kết sau:
Lên kế hoạch đã bao hàm cả việc dự trù, tính toán và bao quát toàn bộ công việc và tình huống có thể xảy ra. Nhưng đôi khi nhà quản lý thực hiện chưa thật đầy đủ mà vẫn cho rằng nó ổn thỏa. Nó sẽ dẫn tới sai lầm tưởng chừng rất nhỏ như không có ai thuộc bộ phận tài chính tham gia đánh giá và góp ý vào dự trù chi phí, hay bỏ qua những nhân viên có năng lực nhưng có mối quan hệ không tốt với bạn.
Chi phí bất ổn hay thiếu sự tham gia của những người thích hợp vào quá trình ra quyết định, tình hình rẽ sang hướng khác. Những nhân vật quan trọng đóng vai trò quyết định không nắm được tình hình, các biện pháp phi thực tế sẽ được áp dụng, và vấn đề “sai” được triển khai.
Hãy chắc rằng bạn mời được những người ở các cấp độ và đơn vị kinh doanh phù hợp trong công ty cùng tham gia trong quá trình lập kế hoạch.
Thực tế, đa số mọi người được khuyến khích, sáng tạo những ý tưởng mới góp phần tạo ra đột phá cho các chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ý tưởng mới nào cũng phù hợp với hiện trạng sức khỏe của doanh nghiệp cũng như có cơ hội sinh lời trên thị trường.
Khi ý tưởng không phù hợp, chiến lược đề ra sẽ bị chống đối ở mọi cấp độ, bị phá hoại và hoàn toàn không thể thực hiện, dẫn đến những phương pháp thiếu thực tiễn trong cách giải quyết vấn đề và các đường lối chỉ đạo mâu thuẫn nhau. Và thay vì giải quyết vấn đề như mong đợi, nó còn sản sinh thêm nhiều vấn đề khác. Do đó, hãy kiểm tra kỹ trước khi tiến hành thực hiện sẽ giúp xác định những rào cản và thông tin có thể giúp bạn “xã hội hóa” ý tưởng đã qua kiểm định.
Không phải kế hoạch hay chiến lược nào cũng đạt được sự đồng thuận giữa cả người thiết lập và người thực hiện, đôi khi khoảng cách quá lớn giữa hai cấp lại là nguyên nhân dẫn tới thất bại chiến lược.
Nhiều nhà quản trị cấp cao nhìn xa hơn những nhân viên thừa lệnh, và tin tưởng vào tương lai sáng sủa khi chiến lược được thực hiện thành công, trong khi đó những người trực tiếp triển khai ở cấp dưới chỉ nhìn thấy sự thiếu hiệu quả mà thôi.
Nếu mâu thuẫn này càng lớn và không được giải quyết, thì chiến lược chắc chắn gặp vấn đề. Nhà quản trị sẽ không bao giờ hài lòng với những điều đang diễn ra, trong khi nhân viên thì chỉ đóng góp có hạn để thực hiện chiến lược.
Lời khuyên ở đây là hãy thiết lập một hệ thống thông tin thu nhận – phản hồi nhanh chóng giữa các cấp để có được cái nhìn chính xác ở mọi khía cạnh chiến lược.
Một chiến lược tốt cần phải được sự đồng tâm, đồng lòng của mọi tổ chức. Một mình người xây dựng chiến lược hay thậm chí CEO có quyền quyết định cao nhất cũng không thể thực thi hiệu quả được. Mọi thành viên của doanh nghiệp phải cố gắng cam kết và thực hiện cam kết để đạt được thành công.
Những sự tranh chấp về quyền lợi, sự lấn lướt về trách nhiệm chắc chắn sẽ nảy sinh và gây ra sự mất đồng thuận giữa các cá nhân và bộ phận. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp nhờ vậy càng được đề cao và trở nên quan trọng để linh hoạt giải quyết các vấn đề. Tập xác định cho nhân viên, đồng nghiệp và những người liên quan hiểu rõ sứ mệnh chung để có được sự cộng tác và phối hợp tốt nhất.
Chiến lược kinh doanh không phải là thứ cố định trong thời gian dài và cũng không phải được lập 1 lần, do đó trong từng trường hợp cụ thể, để tránh thất bại chiến lược người quản lý nhất định phải xem xét những yếu tố dù là nhỏ nhất để liên kết các thành phần, từ đó có bước đi đúng đắn khi thực thi kế hoạch lâu dài này.