"Thâu tóm" doanh nghiệp Việt hậu COVID-19: “Hài hòa” luật chơi quốc tế và bảo vệ nội lực tự cường

Diendandoanhnghiep.vn Sự băn khoăn giữa chuyện chọn cởi mở hòa nhập và chào đón vốn FII đến thâu tóm từ các nhà đầu tư ngoài với làm thế nào để giữ nội lực và xây dựng thương hiệu Việt không phải giờ mới đặt ra...

dg

Cuộc khủng hoảng COVID-19 lần này càng cho thấy rõ nội lực quan trọng đến nhường nào, và do đó cần có định hướng ưu tiên phát triển nội lực cho khu vực kinh tế tư nhân.

Nhưng hơn lúc nào hết, cùng độ mở của nền kinh tế Việt Nam và các Hiệp ước kinh tế song phương, đa phương (FTAs) ngày càng dày đặc, bên cạnh đó là tác động vượt mức dự đoán nền toàn cầu của đại dịch COVID-19, khiến chúng ta một lần nữa phải nhìn nhận lại vấn đề nguy hay cơ từ việc được/bị thâu tóm doanh nghiệp.

Hiện hữu mối nguy thâu tóm

Tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã được Chính phủ xác định là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Trong đại dịch COVID-19, đây cũng là một trong những đối tượng được hỗ trợ từ các gói tiền tệ, tài khóa mà Chính phủ triển khai.

Tuy nhiên, COVID-19 vẫn đang khiến khối SME Việt Nam chịu nhiều tổn thương. Vốn mỏng, lực yếu, dễ đứt gãy các mắt xích chuỗi cung ứng bởi phụ thuộc nhiều vào hàng hóa, nguyên vật liệu bên ngoài cũng như bị chi phối lớn bởi tổng cầu ở một số thị trường chưa thực sự đa dạng – nhiều doanh nghiệp SME đang gặp khó khăn lớn và tương ứng, là sự thỏa hiệp hoặc chấp thuận với thực tại bốc hơi, ra đi của vốn cổ phần niêm yết, dưới sàn vào tay các doanh nghiệp còn nguồn lực – đa phần là doanh nghiệp ngoại. Cơ hội của các “cá mập” không hẳn là đầu tư tài chính trên thị trường mà cơ hội thâu tóm để tiến sâu vào thị trường 100 triệu dân, xa hơn, là bắc cầu đến các thị trường mà nội hàm xuất xứ Việt Nam đang ngày càng “có giá” như CPTTP hay EVFTA đã lộ rõ.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy trong tháng 4 bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19 này, có đến hơn 100 lượt nhà đầu tư Trung Quốc rót vốn vào Việt Nam qua hình thức góp vốn, mua cổ phần (hay thường gọi là mua bán và sáp nhập - M&A) của doanh nghiệp trong nước.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay lượng nhà đầu tư từ Trung Quốc thực hiện giao dịch rót vốn đầu tư qua hình thức M&A của doanh nghiệp Việt Nam lên đến 557 lượt với tổng vốn góp là hơn 230 triệu đô la Mỹ.

So với cùng kỳ năm ngoái, số lượt góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Trung Quốc của doanh nghiệp Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay tăng hơn 154 lượt giao dịch (tăng hơn 38%) với số tiền tăng thêm khoảng 65 triệu đô la.

Trong khi đó, cùng thời gian trên, nhà đầu tư Trung Quốc rót vốn đầu tư trực tiếp thực hiện các dự án đầu tư ở Việt Nam chỉ có 135 dự án, tức chỉ bằng khoảng 1/4 lượt giao dịch qua hình thức đầu tư M&A. Những con số này theo một chuyên gia, thậm chí chỉ mới là bề nổi bởi trong nhiều thời gian qua, vốn đầu tư ủy thác của Trung Quốc tại Việt Nam đã không ngừng gia tăng.

Ở TP HCM, địa bàn kinh tế đầu tàu với gần ½ số lượng doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế đang hoạt động, Cục Thống kê TPHCM cũng ghi nhận 4 tháng 2020, TP chỉ có 369 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) mới với tổng vốn đăng ký gần 200 triệu đô la, trong khi có đến 1.707 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn và mua cổ phần doanh nghiệp trong nước, với tổng vốn đạt hơn 1 tỉ đô la. Tính ra, số dự án FDI chỉ bằng khoảng 1/5 số lượt góp vốn và mua cổ phần.

Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn bởi dịch COVID nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn có thể  lung lay về nguồn lực, việc thiếu vốn sẽ diễn ra phổ biến hơn trước rất nhiều nên họ buộc phải bán cổ phiếu hay chịu chuyển nhượng cổ phiếu và quyền chi phối điều hành doanh nghiệp.

Hai mặt của chuyện thâu tóm

Trước hết, chúng ta thử nhìn câu chuyện của một láng giềng khu vực khác, Singapore. Là một quốc đảo không giàu có tài nguyên và nhân lực, 30 năm cuối của thế kỷ, Singapore đã vươn lên top đầu thế giới về thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng tổng sản phẩm giá trị quốc nội (GDP), với chiến lược chào đón các nhà đầu tư quốc tế.

Trong chiến lược của mình, cùng với việc thu hút đầu tư ngoại, trở thành chủ nhà của hàng ngàn doanh nghiệp xuyên quốc gia và liên kết, Singapore đã phát triển cảng biển, thúc đẩy hàm lượng kinh tế tri thức để thành công công nghiệp và hiện đại hóa đất nước.

Trên đỉnh cao thành tựu, hậu khủng hoảng 2008, Chính phủ Lý Quang Diệu đã tái cơ cấu kinh tế từ 2010 với quan tâm hỗ trợ ngày càng nhiều hơn đến khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, được xác định chiếm 99% số lượng doanh nghiệp, sử dụng 60% lao động và đóng góp 50% GDP. Nói cách Singapore 10 năm gần nhất với thích ứng của chuyển động kinh tế mới, cũng đã và đang xác định nội lực SME là một phần để quốc đảo này duy trì thế kinh tế hóa Rồng của mình.

Việt Nam tương tự Singapore, có chính sách kinh tế hướng biển với lợi thế biển trải dài 3.300km, đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế như một phần của thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa quốc gia. Chúng ta có 98% là doanh nghiệp SME, khối tư nhân được xác định động lực của nền kinh tế, đóng góp hơn 45% GDP. Lại đã và đang chào đón khối đầu tư nước ngoài cả FDI và FII với không ít ưu đãi đi cùng là kỳ vọng chuyển gia công nghệ, quản trị doanh nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam cũng đang xác lập mục tiêu trở thành trung tâm tài chính khu vực, đang có điều kiện để tiến lên con Rồng mới của châu Á -đặc biệt với sự vững vàng của tổng thể nền kinh tế trong cuộc chiến chống virus Corona làm nhiễu loạn toàn cầu.

Từ câu chuyện của Singapore trong “đòn bẩy hóa Rồng” thời quá khứ đến những chuyển dịch của đảo quốc này vào hiện tại, đồng thời từ thực tế, hiện trạng cụ thể của Việt Nam, chúng ta cũng thấy rõ rằng đã đến lúc không thể nhầm lẫn giữa chuyện mở cửa, hội nhập, chào đón nhà đầu tư nước  ngoài với thiếu sự hỗ trợ để củng cố, tiếp sức cho doanh nghiệp tư nhân tăng cường sức mạnh, thiếu sự “bảo trợ” đúng luật để tạo nền tảng của một nền kinh tế vững mạnh vươn lên từ trong đại dịch và phát triển hậu COVID-19.

TS Vũ Thành Tự Anh – Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam viết cho DĐdoanh nghiệp: “Một trong những động lực để kinh tế Việt Nam phát triển hậu COVID-10 chắc chắn phải là khu vực tư nhân, hiện đang chiếm 98% lực lượng doanh nghiệp và tạo ra phần lớn việc làm trong khu vực chính thức của Việt Nam. Trong giai đoạn vừa qua kinh tế tư nhân vẫn chưa được đối xử bình đẳng so với các khu vực kinh tế khác. Cuộc khủng hoảng lần này càng cho thấy rõ nội lực quan trọng đến nhường nào, và do đó cần có định hướng ưu tiên phát triển nội lực cho khu vực kinh tế chủ lực này”.

Vẫn biết cùng với hội nhập quốc tế, việc mở cửa thị trường tài chính đồng nghĩa rộng đường theo “luật” thị trường toàn cầu cho các nhà đầu tư mọi nơi thực thi các giao dịch đầu tư góp vốn, thậm chí M&A. Song với hiện tượng đầu tư góp vốn chi phối doanh nghiệp “giá rẻ” và nguy cơ dài hạn có thể dẫn đến việc chi phối những ngành hàng dắt dây, kéo sau cả chuỗi cung ứng nội địa từ hộ gia đình nông dân, nhà phân phối, đại lý nhỏ lẻ đến doanh nghiệp và thị trường đầu ra trong, ngoài nước…., khó khăn của doanh nghiệp nhóm SME hôm nay cần sự quan tâm không chỉ bằng các gói hỗ trợ. Cần hơn và cấp thiết, là sự cân bằng của các chính sách đầu tư tạo hành lang pháp lý đồng bộ, công bằng, hiệu quả, với những lỗ hổng tạo kẻ hở thâu tóm trái luật nào nếu có, cũng cần sớm được lập tức “trám” kín nhưng đúng quy định, thông lệ quốc tế.

Chúng ta không hướng đến nhằm xây dựng tạo nền kinh tế đơn phương hay bảo hộ doanh nghiệp trái “luật chơi” quốc tế nhưng đã xác lập Việt Nam cần phát triển kinh tế tự cường. Muốn như vậy, phải đảm bảo 2 phía thu hút đầu tư chất lượng, đi cùng và tiên quyết là cơ chết ưu tiên bảo bảo vệ được nội lực tư nhân-trái tim của chính mình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Thâu tóm" doanh nghiệp Việt hậu COVID-19: “Hài hòa” luật chơi quốc tế và bảo vệ nội lực tự cường tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711645531 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711645531 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10