Thay đổi chiến lược phòng dịch tại TP HCM: Lấy Huyện Củ Chi và Quận 7 làm thí điểm

DUY LONG - NGUYỄN GIANG 05/09/2021 16:53

TP HCM sẽ chọn huyện Củ Chi và quận 7 là hai mũi đột phá, thí điểm cho kịch bản bình thường mới của TP HCM trong phòng chống dịch sau ngày 15/9, hướng đến khôi phục nền kinh tế.

Đó là chia sẻ của Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên, sau khi huyện Củ Chi và quận 7 báo cáo đã kiểm soát được dịch bệnh.

TP HCM sẽ chọn huyện Củ Chi và quận 7 là hai mũi đột phá, thí điểm cho kịch bản bình thường mới của TP HCM trong phòng chống dịch sau ngày 15/9, hướng đến khôi phục nền kinh tế.

TP HCM sẽ chọn huyện Củ Chi và quận 7 là hai mũi đột phá, thí điểm cho kịch bản bình thường mới của TP HCM trong phòng chống dịch sau ngày 15/9, hướng đến khôi phục nền kinh tế. (Ảnh: Thu Hà)

Thay đổi chiến lược phòng dịch…

Theo đó, thị sát chiều 4/9 và 5/9 của đoàn công tác của Thành ủy TP HCM do Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban thường vụ Huyện ủy Củ Chi  và quận 7 về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, hiện nay TP HCM đang tính toán để có thể bổ sung, thay đổi chiến lược trong giai đoạn tới. Thông qua đây có thể khẳng định rằng, những kết quả ở Củ Chi đến giờ này là cơ sở để bổ sung các điều kiện cần thiết, góp phần nghiên cứu, thay đổi chiến lược phòng chống dịch ở TP HCM". Do đó, ông Nên đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP HCM chọn huyện Củ Chi và quận 7 là hai mũi đột phá, thí điểm cho kịch bản bình thường mới của TP HCM sau ngày 15/9.

Bí thư Nguyễn Văn Nên, hiện nay TP HCM đang tính toán để có thể bổ sung, thay đổi chiến lược trong giai đoạn tới

Bí thư Nguyễn Văn Nên: hiện nay TP HCM đang tính toán để có thể bổ sung, thay đổi chiến lược chống dịch trong giai đoạn tới. (Ảnh: Duy Long).

Đối với huyện Củ Chi, ông Nên đề nghị chuẩn bị kịch bản từ nay đến trước ngày 15/9/2021, trong đó cần quan tâm truyền thông để mọi người phấn khởi với kết quả đã đổi bằng mồ hôi, công sức. Cần trân trọng, giữ gìn, tuyệt đối không được thỏa mãn, không được chủ quan, lơ là vì dịch còn diễn biến phức tạp. "Huyện cần vận động người dân không chủ quan trong phòng chống dịch" - Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Nên cũng lưu ý vấn đề cần tập cho người dân có thói quen sống chậm lại, luôn cảnh giác, thực hiện khuyến cáo mới của Bộ Y tế, 5K, vắc xin, thuốc… Thậm chí 7K cũng không thừa; 3T là tự phát hiện, tự cách ly và tự chăm sóc. Người dân cần biết cách chăm sóc mình. Phải tập tâm thế sống trong điều kiện có dịch, để có sức vượt qua được đúng với vai trò của người chiến sĩ chiến đấu tự lực cánh sinh.

Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền, củng cố hệ thống y tế đủ sức, duy trì trung tâm y tế, củng cố y tế cộng đồng đủ mạnh để khi người dân tự test, phát hiện báo thì có người tư vấn, hướng dẫn kịp.

… và xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế

Trao đổi với báo chí về kế hoạch phục hồi kinh tế, Bí thư Nguyễn Văn Nên, cho biết: hiện thành phố đang tính giao quận 7 và huyện Củ Chi làm thí điểm trước khi nhân rộng ra thành phố bởi công tác chống dịch vừa qua chưa có tiền lệ, chưa có bài học nào cả, khi tình huống diễn ra buộc thành phố phải ứng phó.

Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, chúng ta không thể giãn cách nghiêm ngặt mãi được vì không thể chịu nổi, chúng ta cũng không thể quét sạch F0. Muốn mở dần ra, chúng ta tập thói quen sống trong trạng thái bình thường mới là tình trạng có dịch.

Bên cạnh đó, đặc biệt lưu tâm đến tâm thế mà người dân cần chuẩn bị, sẵn sàng thay đổi thói quen sống hằng ngày. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, bên cạnh với củng cố hệ thống y tế.

“Khi đủ điều kiện thì mới yên tâm sản xuất. Chúng ta không thể cứ lo chống dịch không mà không lo sản xuất. Cho nên phải bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế, không để lụn bại”, Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, đồng thời cho biết thành phố sẽ quay trở lại với mục tiêu kép, sản xuất an toàn – ông Nên nhấn mạnh.

Về các giải pháp, ông Nên, chia sẻ: Hiện TP HCM đang xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế trên cơ sở khoa học, thực tiễn, học tập kinh nghiệm từ các nước đã đi trước. Trong đó, Q.7 được chọn làm thí điểm và sẽ được thành phố hỗ trợ như bổ sung vắc xin cao nhất có thể, thuốc điều trị, hệ thống y tế để từng bước mở dần ra.

Hiện TP HCM đang xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế trên cơ sở khoa học, thực tiễn, học tập kinh nghiệm từ các nước đã đi trước. Trong đó, Q.7 được chọn làm thí điểm và sẽ được thành phố hỗ trợ như bổ sung vắc xin cao nhất có thể, thuốc điều trị, hệ thống y tế để từng bước mở dần ra.

Hiện TP HCM đang xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế trên cơ sở khoa học, thực tiễn, học tập kinh nghiệm từ các nước đã đi trước. Trong đó, Q.7 được chọn làm thí điểm và sẽ được thành phố hỗ trợ như bổ sung vắc xin cao nhất có thể, thuốc điều trị, hệ thống y tế để từng bước mở dần ra. (Ảnh: Tự Trung).

Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết, việc mở cửa nền kinh tế sẽ thực hiện từng bước chậm, chắc, mở tới đâu chắc tới đó bởi nếu không quản lý được thì sẽ lây nhiễm trở lại. Bởi nếu để dịch bệnh quay trở lại như những gì đã đi qua thì cực kỳ nguy hiểm, lúc đó TP.HCM sẽ không còn đủ sức để chống chọi với dịch bệnh nữa. Với đặc thù thành phố dịch vụ, việc đóng cửa dù ở mức nhỏ nhưng cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến cả chuỗi cung ứng.

Có thể bạn quan tâm

  • COVID-19 và xu hướng ứng phó mới nhìn từ chỉ số Nikkei

    16:11, 05/09/2021

  • Thanh Hóa: Vì sao doanh nghiệp FDI không gián đoạn sản xuất dù "bão" dịch COVID-19

    11:02, 05/09/2021

  • Nghệ An xây dựng kịch bản nào để đối phó lâu dài với COVID-19?

    10:13, 05/09/2021

  • Chiến lược "sống chung với COVID-19" từ hai hình mẫu Châu Á

    02:51, 05/09/2021

  • Thêm 180.000 bộ kit xét nghiệm Covid-19 do Đức trao tặng

    11:26, 04/09/2021

  • Triết học là một loại “vaccine” chống COVID-19

    11:15, 04/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thay đổi chiến lược phòng dịch tại TP HCM: Lấy Huyện Củ Chi và Quận 7 làm thí điểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO