Thay đổi chuỗi giá trị toàn cầu: Kỳ II - Phân bổ lại chuỗi cung ứng

Diendandoanhnghiep.vn Những thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tính đến chuyện rời khỏi thị trường này.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu loại hoàn toàn Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng vì đó là một thị trường mà bất kể doanh nghiệp nào đều muốn có sự hiện diện của mình.

 Chuỗi sản xuất chip của Samsung (Hàn Quốc) vừa chịu sức ép, vừa được khuyến khích chuyển về chính quốc hay sang các nước đồng minh.

Chuỗi sản xuất chip của Samsung (Hàn Quốc) vừa chịu sức ép, vừa được khuyến khích chuyển về chính quốc hay sang các nước đồng minh.

Dịch chuyển chuỗi quan trọng

Sự đối đầu địa chính trị Mỹ-Trung và đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ những chuỗi quan trọng nhất là sản xuất và cung ứng liên quan đến sản xuất chip, dược và y tế, các chuỗi tinh luyện các chất hiếm. Trong đó, chuỗi sản xuất chip cao cấp của TSMC (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc), Intel và Qualcom (Mỹ) vừa chịu sức ép, vừa nhận được khuyến khích tài chính từ chính phủ để chuyển về các chính quốc hay sang các nước đồng minh. Các chuỗi sản xuất vaccine và/hay các tiền tố để sản xuất vaccine, các loại thuốc y tế, thậm chí khẩu trang hay bộ đồ phòng dịch và nhiều chuỗi khác cũng tương tự như vậy.

Các chuỗi còn lại và/hay những khâu không phải là cốt lõi của các chuỗi phải quay về chính quốc sẽ được phân bố lại theo hướng được gọi là chiến lược Trung Quốc + 1, nghĩa là một phần được di chuyển ra khỏi Trung Quốc. Điều này có nghĩa là không hề có sự từ bỏ hoàn toàn Trung Quốc. Sở dĩ như vậy là do Trung Quốc sở hữu nhiều lợi thế quan trọng và mang tính dài hạn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các xu hướng thay thế và bổ sung

Cuộc khảo sát hơn 700 chuỗi cung ứng toàn cầu đầu năm 2021 cho thấy các hướng dịch chuyển quan trọng ra khỏi Trung Quốc như sau:

Thứ nhất, các nước Châu Á (trừ Ấn Độ) là lựa chọn quan trọng thay thế cho Trung Quốc: 80% nhập khẩu hàng chế tạo từ Trung Quốc có thể giảm được chi phí nếu sản xuất ở các nước Châu Á khác. Trong đó, Việt Nam được cho là cạnh tranh nhất và hưởng lợi nhiều nhất trong khu vực.

Thứ hai, Ấn Độ thuộc Châu Á, nhưng cần tách riêng vì quốc gia này là nơi thuê ngoại nguồn (dịch vụ thuê ngoài) của tất cả các chuỗi của nhiều nước. Dù quốc gia này đã hứng chịu tác động mạnh từ đại dịch, nhưng có triển vọng tăng trưởng tốt, lực lượng lao động rẻ và có kỹ năng cao, và có vai trò ngày càng tăng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ và EU.

Thứ ba, Mexico (cùng với một số nước vùng biển Caribe) là lựa chọn kép cho ngoại nguồn của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Lựa chọn kép nghĩa là Trung Quốc + Mexico, hay các nước Châu Á có chi phí thấp + Mexico, lựa chọn này giúp tiết kiệm từ 5-20% chi phí so với nếu chỉ thuê ngoại nguồn và/hay chỉ sản xuất ở Trung Quốc.

Thứ tư, Thổ Nhĩ Kỳ (và một số nước vùng Địa Trung Hải và Đông Âu) là nơi ưa thích gần nhà đối với các hãng Châu Âu. Các hãng Châu Âu tích cực xem lại các thị trường ngoại nguồn quen thuộc ở Địa Trung Hải, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là một lựa chọn tốt nhất. Hiện có gần 1/3 số nhà sản xuất EU cho biết họ lựa chọn Thổ Nhĩ Kỳ.

Kỳ III: Những khuynh hướng mới và hàm ý cho Việt Nam 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thay đổi chuỗi giá trị toàn cầu: Kỳ II - Phân bổ lại chuỗi cung ứng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708894 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708894 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10