Thấy gì từ câu chuyện “lên đời” thành phố?

LÊ SÁNG 08/02/2021 11:00

Việc HOREA mới đây đề xuất ý tưởng quy hoạch thành phố Tây Bắc (thuộc TP.HCM) một lần nữa làm nóng lên nhiều luồng ý kiến xung quanh việc “lên đời” thành phố của các đô thị.

Bên cạnh nhiều cơ hội, sau khi thành lập thành phố Thủ Đức cũng phải giải quyết không ít thách thức đặt ra.

Bên cạnh nhiều cơ hội, sau khi thành lập thành phố Thủ Đức cũng phải giải quyết không ít thách thức đặt ra.

Vừa qua, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA) có văn bản góp ý kiến đến UBND thành phố, Sở Quy hoạch và Kiến trúc về Báo cáo rà soát, đánh giá đồ án quy hoạch chung xây dựng TP.HCM. Đáng chú ý, tại văn bản trên, HOREA đã đề nghị UBND Thành phố nghiên cứu bổ sung quy hoạch “thành phố Tây Bắc” trên cơ sở không gian huyện Củ Chi - huyện Hóc Môn hiện nay, để định hướng phát triển đô thị bền vững, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Như vậy, sau khi cả nước vừa có thêm 02 thành phố là Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và Thủ Đức (thuộc TP.HCM) thì việc HOREA đề xuất bổ sung quy hoạch “thành phố Tây Bắc” đã khiến một số chuyên gia quy hoạch, bất động sản đặt vấn đề phải chăng đang hình thành một xu thế “đua lên phố” của các địa phương, cả thành phố thuộc tỉnh và thành phố trong thành phố.

Liên quan đến việc đề xuất thành lập thành phố thuộc thành phố, vừa qua, Hải Phòng cũng có kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt quy hoạch Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng đề xuất cho phép hình thành một số quận mới và thành phố Thủy Nguyên - Trung tâm đô thị Bắc Sông Cấm (như TP. Thủ Đức). Được biết, ý tưởng trên đã được Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đồng ý về chủ trương từ cuối năm 2020.

Tuy chưa được

Tuy chưa được "nâng cấp" lên thành phố nhưng giá bất động sản tại Thủy Nguyên đã tăng nóng thời gian qua

Đối với mô hình thành phố trong thành phố, trên thế giới đã có một số hình mẫu thành công như như: Gangnam thuộc thủ đô Seoul (Hàn Quốc); Navi Mumbai thuộc thành phố Mumbai  (Ấn Độ); Đông Thượng Hải thuộc thành phố Thượng Hải (Trung Quốc),...

Đối với trường hợp của TP.Thủ Đức, PGS.TS Vũ Văn Nhiêm – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật TP.HCM cho rằng việc hình thành một đơn vị hành chính thống nhất, quy mô như vậy nhằm đảm bảo sự tương tác liên thông và tận dụng tối đa lợi thế của vùng, tạo động lực phát triển kinh tế cho TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực khi các đô thị, đơn vị hành chính hiện hữu được “nâng cấp” lên thành phố thì một số chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một số thách thức.

Ông Diệp Văn Sơn - Nguyên Phó vụ trưởng Bộ Nội vụ từng chia sẻ về việc thành lập TP. Thủ Đức sẽ có những thách thức trước mắt như: Giải tỏa đền bù giá cao khi xây dựng cơ sở hạ tầng, thổi giá bất động sản; Thủ Đức là vùng trũng, ngập lụt cao; Tốn nhiều nguồn lực để xây dựng hệ thống giao thông thông minh… và thách nhất lớn nhất vẫn là kinh phí.

Cũng liên quan đến câu chuyện “thành phố nhỏ trong thành phố to”, một số nhà phân tích đặt vấn đề liệu việc “tách ra nhập vào, thay tên đổi họ” với loạt thay đổi về quản lý, thủ tục hành chính, giấy tờ, con dấu… được cho là khá tốn kém liệu có hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhà đất TP Thủ Đức có “ngáo giá”?

    Nhà đất TP Thủ Đức có “ngáo giá”?

    11:00, 29/01/2021

  • Vẫn giữ nguyên 3 chi cục thuế sau khi thành lập TP.Thủ Đức

    Vẫn giữ nguyên 3 chi cục thuế sau khi thành lập TP.Thủ Đức

    06:12, 28/01/2021

  • TP Thủ Đức chính thức kiện toàn nhân sự mới

    TP Thủ Đức chính thức kiện toàn nhân sự mới

    11:32, 22/01/2021

  • TP Thủ Đức đặt mục tiêu 5 năm ngập một lần (Bài 1): Mục tiêu có khả thi?

    TP Thủ Đức đặt mục tiêu 5 năm ngập một lần (Bài 1): Mục tiêu có khả thi?

    06:00, 22/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thấy gì từ câu chuyện “lên đời” thành phố?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO