Thấy gì từ chỉ số tự do kinh tế Việt Nam 2020 tăng 23 bậc?

Diendandoanhnghiep.vn Quỹ Di sản đã công bố báo cáo chỉ số Tự do Kinh tế 2020, trong đó Việt Nam đạt 58,8 điểm và xếp hạng thứ 105 trên thế giới, tăng 23 bậc so với năm 2019.

Điểm tự do kinh tế của Việt Nam là 58,8, đưa Việt Nam đứng thứ 105 trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Kinh tế 2020. Kết quả tổng thể của  . 

Việt Nam xếp hạng 21 trong số 42 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và điểm tổng thể của Việt Nam thấp hơn một chút so với mức trung bình của khu vực và thế giới. 

So với các nước trong khu vực ASEAN, chỉ số này của Singapore (vị trí 1, điểm 89,4) , Thái Lan (vị trí 43, điểm 69,4), Malaysia (vị trí 24, điểm 74,7) đều cao hơn Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam đã dần dần được cải thiện về chỉ số tự do kể từ năm 2011. Tăng trưởng GDP mạnh mẽ trong 5 năm qua đã phản ánh sự cải thiện này, được thúc đẩy bởi các ngành sản xuất và chế biến định hướng xuất khẩu. 

Báo cáo nhận xét, mặc dù tất cả đất đai đều thuộc sở hữu và quản lý của nhà nước, nhưng kể từ tháng 9/2018, chính phủ đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 96,9% đất đai tại Việt Nam.

Thuế thu nhập cá nhân cao nhất là 35% và thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất là 22%. Các loại thuế khác bao gồm thuế giá trị gia tăng và tài sản. Gánh nặng thuế chung bằng 18,6% tổng thu nhập trong nước. Chi tiêu của chính phủ đã lên tới 28,3% GDP trong 3 năm qua và thâm hụt ngân sách đã trung bình 4,7% GDP. Nợ công tương đương với 57,5% GDP.

Báo cáo đánh giá khởi sự kinh doanh đã trở nên dễ dàng hơn và chi phí đăng ký kinh doanh đã được cắt giảm. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp và việc thực thi luật lao động vẫn còn yếu.

Kiểm soát ổn định giá vẫn có hiệu lực đối với nhiên liệu, năng lượng và nước, tài nguyên thiên nhiên và dược phẩm. Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 187,5% GDP. Thuế suất áp dụng trung bình là 2,7%.

Khung đầu tư tổng thể đã được hiện đại hóa và tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài, nhưng còn chưa hiệu quả. Lĩnh vực tài chính tiếp tục phát triển và hoạt động cho vay theo chỉ đạo của các ngân hàng thương mại nhà nước đã được thu hẹp trong những năm gần đây…

Nhìn lại chỉ số tự do kinh tế trong những năm gần đây, các quốc gia hàng đầu về tự do kinh tế là khá ổn định

Top 10 nước trong bảng xếp hạng chỉ số tự do kinh tế 2020.

Nhiều ý kiến đều đã đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới, đồng thời cũng là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á.

Tính đến nay, Việt Nam có 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa nước này với 10 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác. Thêm vào đó, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) cuối tháng 6/2019 cũng đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) sau 9 năm đàm phán.

Trước đó, tạp chí U.S. News & World Report cũng công bố xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất để đầu tư trong năm nay, theo đó, Việt Nam xếp thứ 8 trong top 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, tăng từ vị trí 23 của năm ngoái.

US News & World Report đánh giá rằng, những cải cách chính sách kinh tế đã giúp Việt Nam trở thành một quốc gia cạnh tranh và hiện đại hơn. Việt Nam cũng đang ngày càng trở nên hội nhập hơn khi trở thành thành viên của các hiệp định thương mại lớn.

Các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài đều cho rằng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay và có nhiều khả năng tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức đến từ sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, tác động của cuộc CMCN 4.0, sự giảm tốc của kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu.

Do đó, mặc dù Việt Nam có tiềm năng để duy trì thành công trong sự phát triển của mình, vẫn cần tiếp tục có những bước đi đúng đắn để nắm bắt cơ hội trong tương lai và quản lý rủi ro. Thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh một cách thực chất, hiệu quả hơn. Đồng thời, đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành và nội ngành dựa vào lợi thế so sánh và tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ. Thúc đẩy phát triển một số ngành các sức lan tỏa lớn hoặc còn nhiều dư địa như công nghệ thông tin, viễn thông, sản xuất phần mềm, công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản, năng lượng, du lịch…

Chỉ số tự do kinh tế được Quỹ Di sản (Heritage) công bố hằng năm từ năm 1995. Chỉ số đánh giá bốn nhóm lĩnh vực gồm luật pháp, quy mô chính phủ, hiệu quả điều tiết và thị trường tự do.

Bốn nhóm này gồm 12 tiêu chí kinh tế: quyền tư hữu, hiệu quả tư pháp, chính phủ liêm chính, gánh nặng thuế, chi tiêu công, tình hình tài chính, tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ, tự do thương mại, tự do đầu tư và tự do tài chính.

Dữ liệu nghiên cứu được các tổ chức quốc tế uy tín thu thập như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, bộ phận phân tích của tạp chí kinh tế The Economist (Anh). Chỉ số tự do kinh tế xếp theo thang điểm 100.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thấy gì từ chỉ số tự do kinh tế Việt Nam 2020 tăng 23 bậc? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713865236 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713865236 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10