Nước sôi lửa bỏng: Ông Tập toan tính gì với Triều Tiên?

Diendandoanhnghiep.vn Trong chuyến đi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông tuyên bố Trung Quốc cam kết củng cố quan hệ và bảo vệ lợi ích của Triều Tiên trong đàm phán hạt nhân

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên

Ông Tập Cận Bình đang thực hiện chuyến thăm Triều Tiên đầu tiên trên cương vị của một Chủ tịch Trung Quốc trong vòng 14 năm qua. Tại cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Tập Cận Bình cho biết cộng đồng quốc tế hy vọng Mỹ và Triều Tiên có thể bắt đầu lại một cuộc đối thoại hiệu quả.

Theo hãng tin KCNA của Triều Tiên, ông Tập cho biết tình hình trên bán đảo Triều Tiên gây quan ngại cho hòa bình và an ninh của khu vực, tuy nhiên năm qua đã chứng kiến những viễn cảnh tươi sáng thông qua đối thoại.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng khẳng định Bắc Kinh ủng hộ giải pháp chính trị cho các vấn đề trên bán đảo Triều Tiên và sẵn sàng giúp giải quyết lo ngại về an ninh của Bình Nhưỡng, cũng như cam kết đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Chuyến thăm lần này trùng với kỷ niệm 70 năm quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên đã chứng minh tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ đang tìm cách củng cố sự hiện diện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đồng thời, cuộc gặp lần này cũng là cơ hội tăng cường mối quan hệ sau nhiều năm xích mích do Bình Nhưỡng phát triển các chương trình tên lửa và hạt nhân. Bên cạnh đó, quan hệ kinh tế và viện trợ cũng là mối quan tâm chính khi có báo cáo cho biết, Trung Quốc có thể gửi hàng trăm ngàn tấn gạo tới Triều Tiên sau chuyến thăm lần này.

Ông Lim Eul-chul, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Kyungnam đánh giá, đây là cơ hội để Triều Tiên gửi thông điệp tới Mỹ rằng họ nên dừng việc gây áp lực tối đa trong các cuộc đàm phán hạt nhân. Đồng thời cũng là một lời nhắc nhở với phần còn lại của thế giới rằng bất kỳ giải pháp lâu dài nào trên bán đảo Triều Tiên vẫn cần thông qua Bắc Kinh.

Điều này cũng có thể thấy rõ khi tờ Rodong Sinmun đăng tải thông tin được công bố trước chuyến thăm, ông Tập đã đề nghị Trung Quốc có thể đóng vai trò thu hẹp khoảng cách giữa Triều Tiên và Mỹ về phi hạt nhân hóa.

"Trung Quốc đã cảm thấy nhẹ nhõm khi các cuộc đàm giữa Mỹ và Triều Tiên chưa đạt được bất kỳ một tiến triển cụ thể nào, bởi vì đây là cơ hội để Trung Quốc có thể tham gia mạnh mẽ hơn vào câu chuyện này, thay vì bị gạt sang một bên như hai lần trước đó", chuyên gia Lim Eul-chul phân tích.

Đồng quan điểm với ông Lim Eul-chul, chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua, Zhao Tong cho rằng, việc ông Tập Cận Bình ca ngợi mối quan hệ hữu nghị giữa Triều Tiên và Trung Quốc trong cuộc hội đàm với ông Kim cho thấy, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã vạch ra một kế hoạch lớn về sự ổn định lâu dài ở Đông Á. Đồng thời nhấn mạnh thêm rằng Bắc Kinh sẽ đóng vai trò tích cực trong việc tăng cường liên lạc và phối hợp với Triều Tiên và các bên liên quan khác trong vấn đề hạt nhân, thậm chí là cả về kinh tế. 

Trung Quốc vẫn là liên kết chính của Triều Tiên với thế giới bên ngoài. Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Bình Nhưỡng và chịu trách nhiệm cho 90% thương mại của Triều Tiên kể từ năm 2000. Quyết định của Trung Quốc tham gia và thực thi các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên đã giúp thúc đẩy ông Kim Jong-un đến bàn đàm phán với Mỹ.

Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, sẽ không có bất kỳ cuộc thảo luận thực sự hoặc bất kì tuyên bố chung nào về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, bởi vì về cơ bản, Trung Quốc và Triều Tiên không đủ tin tưởng lẫn nhau.

Lí giải điều này, có thể thấy rằng, ông Kim Jong-un luôn có những hành động mang tính khiêu khích khi các nhà lãnh đạo trên thế giới tụ họp. Việc ông Tập đến thăm Triều Tiên cũng có thể là hành động kiềm chế ông Kim trước khi Hội nghị Thượng đỉnh cấp cao G20 và cuộc đàm phán song phương với Trump sẽ diễn ra vào tuần tới.

Có thể thấy rằng, cách tiếp cận của Mỹ đối với Triều Tiên không giống với cách tiếp cận của họ đối với Iran. Do đó, Trung Quốc cũng cần thận trọng hơn trong các ứng xử với Triều Tiên để tránh làm gia tăng xung đột với Mỹ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nước sôi lửa bỏng: Ông Tập toan tính gì với Triều Tiên? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714147546 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714147546 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10