Thế giới biến đổi và cơ hội cho chúng ta

Diendandoanhnghiep.vn Cơ hội luôn đến từ khủng hoảng. Ngay cả trong thời kỳ suy thoái và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, một số công ty vẫn có thể giành được lợi thế.

Do đó, doanh nghiệp cần xác định cơ hội tăng trưởng dựa trên: các thay đổi theo tầng trong thói quen tiêu dùng; xác định loại và thời hạn của các xu thế.

>> Quản trị quốc gia trong thế giới biến đổi

THẾ GIỚI NĂM 2022

Thế giới bước vào năm 2022 với bối cảnh địa chính trị vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhiều thay đổi khó lường. Các trục địa chính trị lớn vẫn tiếp tục xảy ra đối kháng, giằng co để định hình lại vai trò dẫn dắt xoay quanh các động thái của Mỹ, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Úc…

Bên cạnh đó, dự báo Đài Loan, Ukraina, Afganistan vẫn là trung tâm của những bất ổn chính trị và căng thẳng địa chính trị tiềm tàng. Thế hệ lãnh đạo mới của Đức hậu “Merkel” và bầu cử tổng thống Pháp sẽ định hình những chính sách mới về thương mại, địa kinh tế, và hợp tác với EU.

Trong khi đó, dự báo bức tranh môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu 2022 có 4 xu thế mới bao gồm:

Thứ nhất, nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục chịu tác động sâu và dài trong năm thứ 3 của đại dịch COVID-19 và nhấn mạnh áp lực tăng trưởng, ổn định và cân bằng xã hội sẽ gia tăng với hầu hết các quốc gia.

Thứ hai là áp lực lạm phát gia tăng sau nhiều gói giải cứu, hỗ trợ. Tính đến thời điểm hiện tại, mức lạm phát tại một số nền kinh tế lớn là Mỹ (5,4%); UK (4,2%), EU (2,4% so với mức 2% hiệp ước Maastricht).

Thứ ba, nhiều khả năng là Trung Quốc, thị trường quốc gia lớn nhất thế giới sẽ chưa có dấu hiệu mở cửa cho đi lại. Đặc biệt, quốc gia này vẫn tiếp tục thực thi chính sách zero COVID để ngăn chặn dịch bệnh.

Thứ tư, các quốc gia sẽ buộc phải thí điểm (sandbox) mở cửa biên giới, nhất là để tập trung khôi phục lại kinh tế, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn như du lịch, nhà hàng khách sạn…

Các quốc gia vẫn phải ưu tiên nâng cao năng lực y tế dự phòng để ứng phó với những diễn biến bất thường, khó dự đoán của dịch bệnh.

Các quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các thách thức sẽ còn tiếp diễn bao gồm sự gián đoạn sản xuất do đứt gẫy chuỗi cung ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Cùng với đó, các doanh nghiệp buộc phải trải qua quá trình số hóa do các phương thức tiêu dùng, sản xuất, cung cấp, tương tác, công việc…thay đổi, cùng tác động của đại dịch COVID-19.

Mặt khác, thói quen tiêu dùng cũng cho thấy xu hướng thời gian tới khi người tiêu dùng vẫn hạn chế mua sắm, ít đến nhà hàng, hạn chế đi du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí dẫn đến doanh số giảm cho nhiều doanh nghiệp.

>> SỨC MẠNH MỀM TRONG THẾ GIỚI BIẾN ĐỔI: Bàn về vị thế xã hội

Đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển (R&D) là hai yếu tố quan trọng để các quốc gia xây dựng năng lực cạnh tranh trong dài hạn. (Ảnh: Nghiên cứu R&D tại Khu Công nghệ cao TPHCM)

Đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển (R&D) là hai yếu tố quan trọng để các quốc gia xây dựng năng lực cạnh tranh trong dài hạn. (Ảnh: Nghiên cứu R&D tại Khu Công nghệ cao TPHCM)

THIẾT KẾ ĐỂ “ĐỦ SỨC”

Quay trở lại với Việt Nam, đại dịch tuy không có thay đổi lớn trong mô hình kinh tế, nhưng một số thuộc tính nội tại của nền kinh tế lại cần được định hướng và thiết kế để “đủ sức” phản kháng với những cú sốc giống COVID-19.

Trước tiên, việc tăng nội lực để không bị phụ thuộc vào bên ngoài và đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế thông qua đảm bảo nguồn hàng và phương tiện sản xuất cần thiết khi gặp sốc. Có những ngành công nghiệp lõi và tinh nhuệ, được thúc đẩy phát triển dựa trên chiến lược công nghiệp và chọn đối tác chiến lược trong chuyển giao công nghệ.

Tiếp đến là khả năng ứng phó linh hoạt. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs, với số lượng lớn và khả năng chuyển đổi lĩnh vực dễ dàng khi cần thiết, luôn là bộ đệm “giảm sốc” cần thiết. Muốn nền kinh tế linh hoạt thì chúng ta cần chính sách để các SMEs khoẻ mạnh và có năng lực cạnh tranh cao. Một trong những chính sách hiệu quả là nhà nước ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các tập đoàn lớn có dự án phối hợp với SMEs để hình thành chuỗi giá trị nội địa hay quốc tế.

Về đổi mới sáng tạo và nghiên cứu phát triển (R&D), đây là hai yếu tố quan trọng để các quốc gia xây dựng năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Thông thường các quốc gia và doanh nghiệp ít chú trọng đến đầu tư cho đổi mới sáng tạo và R&D trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, mà chỉ tập trung khai thác những bằng phát minh sáng chế sẵn có.

Xây dựng các cụm cạnh tranh có thể hiểu là một tập hợp các doanh nghiệp và các trung tâm nghiên cứu – đào tạo công và tư được hình thành trên một khu vực địa giới cụ thể và trên một chủ đề mục tiêu. Nhiều quốc gia đã thành công trong đổi mới mô hình tăng trưởng nhờ vào các cụm cạnh tranh. Ở nước ta thì có thể thúc đẩy loại cụm cạnh tranh doanh nghiệp – trường đại học và viện nghiên cứu, hoặc cụm cạnh tranh thúc đẩy kết nối vùng miền hình thành chuỗi giá trị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thế giới biến đổi và cơ hội cho chúng ta tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713481576 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713481576 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10