Thế giới mong manh trước sự “nổi giận” của thiên nhiên

Diendandoanhnghiep.vn Sau tất cả, dù muốn hay không con người vẫn phải quay về chung sống với thiên nhiên, đây là triết lý sống có tuổi đời hàng ngàn năm.

Quang cảnh điêu tàn ở xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị sau khi trận lũ quét đêm 17/10/2020 đi qua. Ảnh: Hoàng Táo.

Quang cảnh điêu tàn ở xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị sau khi trận lũ quét đêm 17/10/2020 đi qua. Ảnh: Hoàng Táo.

Một đồng nghiệp của tôi đã chụp được khoảnh khắc cô Hương - Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Quảng Trị òa khóc khi tận thấy quang cảnh điêu tàn của trường tiểu học Hướng Việt (huyện Hướng Hóa - Quảng Trị).

Những giọt nước mắt vừa thương cảm, vừa bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên, của hàng ngàn tấn bùn đất, cây cối phủ lấp hết cả ngôi trường. Làm sao để tái thiết? Làm sao để trở lại trạng thái bình thường?

Trong “Biện chứng của tự nhiên”, Engels chỉ rõ nguồn gốc muôn loài được cấu tạo từ tế bào, tất cả được “chiết xuất” từ thiên nhiên.

Phật giáo dạy con người sống tối giản, ăn chay tức là tiết kiệm nguồn lực có sẵn. Thái tử Tất Đạt Đa sau khi rũ bỏ dục vọng hoàng cung, ngao du thiên hạ cũng nhận thấy điều đó. Thế rồi Ngài mới ăn uống tự nhiên trở lại để có sức khỏe ngồi thiền dưới gốc Bồ Đề mấy chục ngày đêm cho đến khi đắc đạo. Triết lý đức Phật muốn nói rằng, cần an yên thì hãy DƯỠNG THÂN và TỊNH TÂM.

Cách tốt nhất để dưỡng thân là sống thuận tự nhiên, xem vật như mình, tất thảy đều là chúng sanh có cảm xúc sống và chết. Thế nên, người Việt có câu “đất có thổ công, sông có hà bá”, “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”.

Triết lý này gạt bỏ quan điểm thiên nhiên là vô giác vô tri, con người là chúa tể muôn loài. Nếu xem thiên thiên hữu quan, hữu giác, hữu tri thì con người hãy mau mau quay đầu là bờ.

Đấy, lũ lụt, sạt lở đất, thiên tai bất thường và dị thường từ đâu mà có? Hãy ngẫm xem căn cội vấn đề đến từ đâu đến? Từ dịch bệnh COVID-19 đến biến đổi khí hậu đề đặt ra một đề bài cho con người, là hãy sống tối giản, tiết kiệm nhất có thể những gì hiện có.

Từ ngàn xưa, loài người đã rất khôn ngoan khi dựa vào thiên thiên để tồn tại, những tộc người sinh sống trên đỉnh mây mù quanh năm không cần thuốc men, chưa hề đến bệnh viện nhưng họ không hề tuyệt diệt.

Đáng tiếc thay, những triết thuyết có ý khuyên con người sống thuận hòa với thiên nhiên dường như lép vế trước trào lưu “làm giàu bằng mọi giá”. Thúc đẩy nhau khai thác, trộm cắp vô tội vạ tài nguyên thiên nhiên để phục vụ các bản báo cáo đượm mùi công trạng.

Nghị trường Quốc hội cũng “nóng” ran vì chuyện bảo vệ rừng, xây thủy điện dọc các con sông ngắn và dốc tại miền Trung Việt Nam. Tất cả vẫn chưa thấy có giải pháp gì triệt để ngoài phát biểu “lũ lụt, thiên tai không phải do thủy điện”, “phải bảo vệ từng mét vuông rừng nguyên sinh”,…

Dĩ nhiên, “bảo vệ rừng” là yêu cầu cấp thiết có từ xa xưa mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt ra, ngay cả khi chưa có trận lũ lụt nào xảy đến. Cái cần ở những là lãnh đạo kỹ trị là giải pháp cụ thể cho từng vấn đề riêng biệt. Tức là trả lời hai câu hỏi: Giải quyết như thế nào? Đo đếm hiệu quả ra sao?

Cũng như vậy, cho đến lúc này, còn mơ màng về cáo buộc thủy điện gây họa thiên tai. Mong rằng, đòn đau thiên tai lần này là “thí nghiệm” lớn để các cơ quan hoạch định chính sách có cơ hội đánh giá thực tế.

Rằng: Mỗi kwh điện được sản xuất ra ngốn bao nhiêu nguồn lực tự nhiên? Thông qua kinh doanh điện, lãi suất thu được đổ vào túi ai? Có đủ tái đầu tư bảo vệ rừng, ứng phó với thiên tai?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thế giới mong manh trước sự “nổi giận” của thiên nhiên tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713611448 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713611448 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10