Thế giới và hai cuộc biến động lớn (Kỳ I)

NGUYỄN VĂN LẠNG - Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk 04/09/2020 15:00

Chúng ta đang sống trong 4 tháng cuối cùng của năm 2020, đầy biến động. Một năm mà hai cuộc biến động lớn về kinh tế và sức khỏe toàn cầu.

Một năm mà thiên nhiên diễn ra quá nhiều những hiện tượng kỳ lạ, kỳ thú và thật khó lường. Bão lũ nhiều nơi, những trận mưa kéo dài, với lượng mưa kỷ lục đang tạo nên những trận lụt khủng khiếp ở nhiều châu lục.

Đặc biệt tại Trung Quốc đại lục, khi mà nước sông Dương Tử, Hoàng Hà, Trường Giang lên cao chưa từng có 60 năm qua, thậm chí 100 năm nay. Đập thuỷ điện Tam Hiệp - lớn nhất hành tinh với hàng tỷ mét khối nước luôn ở mức báo động đỏ, trên mức an toàn về sức chứa, sức chịu đựng và độ cao của đập tràn xả lũ có hôm lên tới 174 mét /145 mét. Nhiều tỉnh thành, hạ lưu Dương Tử ngập chìm trong nước thiệt hại trên 26 tỷ đô - la cho Trung Quốc, tài sản hoa màu và cả sinh mạng người dân bị mất, bị thiệt hại có lẽ lớn hơn nhiều so với 1998.

Đập thuỷ điện Tam Hiệp - lớn nhất hành tinh với hàng tỷ mét khối nước luôn ở mức báo động đỏ, trên mức an toàn về sức chứa, sức chịu đựng và độ cao của đập tràn xả lũ có hôm lên tới 174 mét /145 mét.

Đập thuỷ điện Tam Hiệp - lớn nhất hành tinh với hàng tỷ mét khối nước luôn ở mức báo động đỏ, trên mức an toàn về sức chứa, sức chịu đựng và độ cao của đập tràn xả lũ có hôm lên tới 174 mét /145 mét.

Hạn hán xâm nhập mặn, tuyết rơi rất lạ giữa mùa hè, động đất, các trận bão tại nhiều quốc gia. Bão Laura đang tàn phá một số tiểu bang của Hoa Kỳ, núi lửa Sinabung phun trào tại Inđonesia. Châu chấu hoành hành tàn phá tại nhiều tỉnh Trung Quốc, Ấn Độ và một vài xã của Thanh Hoá, Việt Nam. Đó là thiên tai!

Kỳ lạ tuyết rơi mùa hè.

Kỳ lạ tuyết rơi mùa hè.

Đại dịch viêm phổi cấp, bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc đã lây nhiễm lan ra toàn cầu trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến nay đã trên 25,622 triệu người bị nhiễm virus SART - COV2 và đã có 854.250 người chết. Đại dịch vẫn chưa được kiểm soát. WHO vẫn liên tục cảnh báo nguy cấp vì các đặc trưng, đặc tính khác thường của con virus corona Vũ Hán (sau đổi thành COVID -19).

Đến nay đã trên 25,622 triệu người bị nhiễm virus SART - COV2 và đã có 854.250 người chết

Đến nay đã trên 25,622 triệu người bị nhiễm virus SART - COV2 và đã có 854.250 người chết

Nó sinh ra từ thiên nhiên, hay từ một cuộc thí nghiệm, một phòng thí nghiệm của một nghiên cứu có chủ định - cho một loại vũ khí công nghệ cao hoặc một mưu đồ chiến lược, mưu mô huỷ diệt đối phương trong cuộc chiến dành ngôi vị số 1 thế giới ? Virus corona đã được giải mã trình tự gen. Nhưng biến thể và các biến dị, đột biến thì khôn lường. WHO đã thông báo tới thể thứ 6 rồi. Và cũng có thể cuộc chiến với COVID-19 còn kéo dài không chỉ hết năm nay 2020 mà có thể loài người còn phải chống chọi với loại virus này hàng thập kỷ, kể cả khi đã có vắc xin!

Cả thế giới đang tập trung cho dập dịch, cứu người. Trên 40 quốc gia đang nghiên cứu chế tạo vắc xin ngừa, trị COVID -19. Cũng đã có nhiều công ty, nhiều nước đã công bố kết quả tốt đẹp và hy vọng cuối năm nay: Nga, Mỹ, Trung Quốc... đã có tiêm chủng trên số đông cư dân của họ và xuất bán cho nhiều quốc gia.

Cuộc chiến nghiên cứu sản xuất, xuất khẩu vắc xin đang khốc liệt. Tất cả vì tiêu diệt đại dịch thế kỷ COVID -19, với lợi nhuận kếch xù. Bao nước đang điêu đứng vì bệnh dịch COVID -19. Không ít các nguyên thủ quốc gia bị nhiễm: Thủ tướng Anh, Tổng thống Brazin, Tổng thống Bolivia.... Đó là địch hoạ!

Hy vọng và chờ xem ứng xử của loài người với đại dịch !

Thế giới đang bước vào đại suy thoái kinh tế lớn nhất trong 100 năm qua. Nền kinh tế thế giới thời kỳ cách mạng công nghiệp cơ khí đã trải qua nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. Có lẽ đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là cuộc suy thoái lớn nhất thế kỷ XX. Nó làm nền kinh tế các nước thế giới tư bản Âu, Mỹ lâm vào khốn quẫn nhất. Mà nó kéo dài mãi tới 1939.

Và cũng thời gian ấy là thai nghén cuộc thế chiến thứ hai. Cuộc đại chiến thế giới lớn nhất, tàn khốc nhất kéo cả thế giới vào cuộc. Và kết thúc bằng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tại Béc - Lin, cùng với Đồng minh Hoa Kỳ, Pháp, Anh... trên các mật trận từ Âu sang Á. Từ kết quả việc tiêu diệt chủ nghĩa phát - xít thế giới phân hai phe đối lập “Thế giới hai cực” đã hình thành.

Cuộc chạy đua kinh tế, khoa học công nghệ, chính trị toàn cầu với hai khối quân sự theo hai hiệp ước: NATO, VACSAVA, Liên minh Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), ra đời đối trọng nhau trong cuộc “Chiến tranh lạnh” xuyên bao thập kỷ kìm hãm phát triển thế giới. Rồi cuộc chạy đua của hai đại diện hai phe XHCN và TBCN đứng đầu là CCCP và Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, chinh phục khoảng không vũ trụ.

Trận chiến cuối cùng là “Chiến tranh giữa các vì sao”. Với cuộc chạy đua ấy Liên Xô đã suy yếu và bước vào đại suy thoái ở hai thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước. Bức tường Béc - Lin sụp đổ báo trước sự kéo theo, tan rã của hệ thống các nước XHCN Đông Âu. Và cuối cùng, mặc bao sự nỗ lực cứu vớt của Mi-kha-in Goóc-ba-chốp và Đảng cộng sản Liên Xô 1990 Liên Xô vẫn tan rã.

Chấm dứt cuộc “Chiến tranh lạnh” giữ hai siêu cường là CCCP - Mỹ

Chấm dứt cuộc “Chiến tranh lạnh” giữ hai siêu cường là CCCP - Mỹ 

Việc này chấm dứt cuộc “Chiến tranh lạnh” giữ hai siêu cường là CCCP - Mỹ. Thế giới trở về đơn cực. Rồi khoa học công nghệ tiến nhanh như vũ bão từ công nghệ IT, Internet, AI, Tự động hoá... Kinh tế thế giới bước vào thời kỳ Toàn cầu hoá! Chưa bao giờ kinh tế thế giới lớn mạnh như lúc này. Nhưng kinh tế thế giới đang bắt đầu đại suy thoái lớn nhất 100 năm nay. Hầu hết các nền kinh tế lớn tăng trưởng Âm! Hàng trăm triệu người thất nghiệp mất việc làm. Nạn đói đang đe doạ. Đó là điều tồi tệ!

Việt Nam tham gia Hội đồng bảo an LHQ

Việt Nam tham gia Hội đồng bảo an LHQ

Có điều ở Việt Nam đã kiểm soát tốt được dịch, kinh tế có sự giảm sút lớn, nhưng vẫn được xem là nền kinh tế có tăng trưởng cao nhất trong khu vực và thế giới 2020. Năm nay là năm khó khăn, thách thức với nền kinh tế đất nước và đời sống xã hội. Nhưng cũng có lẽ là năm mà vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cao nhất. Khi mà Việt Nam tham gia Hội đồng bảo an LHQ, Chủ tịch ASEAN, và nhiều diễn đàn quốc tế khác. Thách thức quá lớn, thời cơ cũng không nhỏ.

(Còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế 8 tháng năm 2020 (Kỳ II): Tìm động lực tăng trưởng trong bức tranh "màu xám"

    07:15, 03/09/2020

  • Tăng trưởng GDP năm 2020 lạc quan nhất ở mức 2%

    11:05, 30/08/2020

  • Việt Nam sẽ là quốc gia ASEAN duy nhất tăng trưởng dương năm nay

    16:54, 04/08/2020

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phấn đấu tăng trưởng GDP cao hơn 3%

    14:49, 03/08/2020

  • Kinh tế 8 tháng năm 2020 (Kỳ 1): Đà phục hồi chững lại trước sóng COVID-19 lần 2

    11:00, 01/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thế giới và hai cuộc biến động lớn (Kỳ I)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO