Thêm 50.000 tỷ đồng được chuyển về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thy Hằng 15/11/2018 16:20

5 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước là 50.000 tỷ đồng vừa được Bộ NN&PTNT chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Chiều 15/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã bàn giao 5 doanh nghiệp thuộc bộ quản lý cho Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ

Bộ NN&PTNT đã bàn giao 5 doanh nghiệp thuộc bộ quản lý cho Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Cụ thể, gồm Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty lương thực miền Nam, Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam.

5 doanh nghiệp này hiện có số vốn khoảng 50.000 tỷ đồng. Trong đó, riêng Tập đoàn Cao su Việt Nam có số vốn khoảng 40.000 tỷ đồng, sở hữu gần 500.000 ha đất nông lâm nghiệp. 

"Đây là 5 doanh nghiệp có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào quá trình đổi mới, ổn định và phát triển thời gian qua của đất nước. Hơn nữa, những doanh nghiệp này còn có vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực, an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế", Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh. 

Có thể bạn quan tâm

  • Bàn giao 5 “ông lớn” ngành giao thông về “Siêu Ủy ban”

    18:42, 12/11/2018

  • Chính thức bàn giao SCIC về “Siêu Ủy ban” quản lý vốn Nhà nước

    13:36, 12/11/2018

  • VNPT và Mobifone chính thức được chuyển giao về "Siêu Uỷ ban"

    01:56, 12/11/2018

  • Bộ Công Thương tổ chức lễ bàn giao Tập đoàn, Tổng công ty về “siêu ủy ban”

    14:19, 10/11/2018

  • "Siêu uỷ ban": kỳ vọng tạo đột phá về hiệu qủa hoạt động doanh nghiệp nhà nước

    02:05, 01/10/2018

  • "Siêu ủy ban" sẵn sàng tiếp nhận doanh nghiệp từ ngày 1/10/2018

    17:21, 30/09/2018

  • Ra mắt "siêu ủy ban": Sẽ tách bạch quyền sở hữu với quyền điều hành chính sách

    11:58, 30/09/2018

  • 19 tập đoàn nào sẽ về "siêu ủy ban"?

    11:36, 30/09/2018

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, sau khi tiếp nhận 5 doanh nghiệp này, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT, với các cơ quan liên quan để chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tiếp tục sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu các doanh nghiệp theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Thứ trưởng Tuấn cũng đề nghị, lãnh đạo 5 doanh nghiệp trên, tập thể người lao động đoàn kết, thống nhất thực hiện theo chỉ đạo, quản lý của Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 

“Sau khi tiếp nhận 5 doanh nghiệp, Uỷ ban sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN&PTNT, các cơ quan liên quan để chỉ đạo các doanh nghiệp này thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết.

Đây là lễ ký kết thứ 5 sau Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Thông tin Truyền thông và là lễ ký kết cuối cùng của Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hoàn tất quá trình tiếp nhận 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc các Bộ theo chỉ đạo của Chính phủ. 

Sau lễ ký kết chuyển giao với Bộ NN&PTNT diễn ra chiều nay, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đã nhận đủ 19 tập đoàn, tổng công ty từ 5 bộ, bao gồm: Bộ Công thương, Giao thông - Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Việc chuyển giao được thực hiện theo Nghị định 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, ngoài 5 doanh nghiệp đã được Bộ NN&PTNT chuyển giao hôm nay, trước đó, Bộ Giao thông – Vận tải đã chuyển giao: Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc, Tổng công ty Cảng hàng không và Tổng Công ty Hàng không.

Bộ Thông tin và Truyền thông  đã chuyển giao Vinaphone và MobiFone.

Bộ Tài chính đã chuyển giao Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC.

Bộ Công thương đã chuyển giao 6 tập đoàn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Theo giá trị sổ sách, vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty này là  trên 1 triệu tỷ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỷ đồng.

Sau khi chuyển giao, các Bộ chủ quản vẫn còn một số chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp như: xây dựng văn bản pháp luật về hoạt động của DNNN, hoạch định chiến lược phát triển ngành; xây dựng hệ thống các định mức, tiêu chuẩn liên quan lĩnh vực ngành như đơn giá, giá cả, định mức, tiêu chuẩn tiêu chí chuyên môn; đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ngành và cuối cùng là thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước đối với các DN trong lĩnh vực ngành.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thêm 50.000 tỷ đồng được chuyển về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO