Cơ chế bảo lãnh thông quan đang được Bộ Tài chính nghiên cứu thí điểm triển khai tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn về kiểm tra chuyên ngành, chưa nộp đủ tiền thuế, phí...
Đánh giá của các chuyên gia Liên minh tạo thuận lợi thương mại Toàn cầu (GATF) tại Hoa Kỳ cho biết, bảo lãnh thông quan sẽ giảm chi phí hành chính từ 0,1-0,5%, giảm chi phí thông quan từ 0,5-0,8% trị giá lô hàng, tăng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khoảng 1%.
Thông lệ của thế giới
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký Quyết định 441/QĐ-BTC thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm bảo lãnh thông quan. Theo đó, Ban Chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nghiên cứu xây dựng dự thảo đề án thí điểm bảo lãnh thông quan và hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Tài chính, Chính phủ và Quốc hội phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm
17:50, 10/04/2019
05:00, 09/04/2019
05:36, 07/04/2019
Ông Mai Xuân Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Phó trưởng ban chỉ đạo cho biết: Bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) là một một trong những giải pháp để thực hiện các mục tiêu tạo thuận lợi hóa thương mại, thông quan nhanh chóng đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Theo đó, cơ chế bảo lãnh thông quan giúp doanh nghiệp thay vì phải chờ nộp đầy đủ thuế, thực hiện các nghĩa vụ về kiểm tra chuyên ngành thì có thể đưa hàng về ngay để sản xuất, kinh doanh. Người đứng ra bảo lãnh (bảo đảm) với cơ quan Hải quan rằng doanh nghiệp sẽ thực hiện tất cả nghĩa vụ trên là tổ chức bảo hiểm mà doanh nghiệp chọn ký hợp đồng. Tổ chức này cũng chính là người chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề với cơ quan quản lý nếu rủi ro xảy ra.
Sẽ thực hiện theo lộ trình
Dự thảo Nghị quyết thực hiện thí điểm cơ chế bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa XNK đang được Tổng cục Hải quan xây dựng. Theo đó, Dự thảo sẽ nêu rõ cơ chế bảo lãnh thông quan, sẽ thí điểm với hàng hóa XNK nào, trong lĩnh vực nào, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế, về chính sách quản lý chuyên ngành cũng như quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đại diện TCHQ còn cho biết thêm, do đây là một mô hình quản lý hoàn toàn mới, quy trình thủ tục hải quan cũng như chính sách quản lý của các bộ, ngành, việc triển khai dự kiến chia thành 3 giai đoạn.
Thí điểm (dự kiến 2 năm 2021-2022): sẽ lựa chọn áp dụng cơ chế bảo lãnh như: bảo lãnh nộp thuế (hàng kinh doanh, hàng quá cảnh, hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, bảo lãnh cho việc chậm nộp Giấy chứng nhận xuất xứ, bảo lãnh cho việc đưa hàng hóa về bảo quản). Giai đoạn (2022-2023): mở rộng đối với các loại hình tạm nhập tái xuất khác. Chính thức áp dụng (dự kiến từ 2024).
Ba bộ chưa thống nhất gỡ vướng Nghị định 15/2018 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm là một trong những văn bản về quản lý chuyên ngành mang tinh thần cải cách, thay đổi phương thức quản lý chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, quản lý rủi ro, quản lý nguy cơ... Tuy nhiên, việc áp dụng Nghị định phát sinh một số vướng mắc gây khó khăn cho cơ quan Hải quan khi thực hiện, đòi hỏi các bộ, ngành cần thống nhất tháo gỡ. Thực tế trong thời gian thực hiện Nghị định 15/2018 đã phát sinh trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục NK số lượng lớn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa được miễn thủ tục tự công bố sản phẩm và miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Do vậy, để đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Nghị định 15/2018, Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề nghị 3 bộ trao đổi về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện có hai quan điểm khác nhau giữa 3 bộ. Bộ NN&PTNT nêu quan điểm: Không được miễn tự công bố sản phẩm, miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Bộ Công Thương, Bộ Y tế thì cho rằng được miễn tự công bố sản phẩm, miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Theo quan điểm của Tổng cục Hải quan, nguyên liệu NK để sản xuất ra sản phẩm mà sản phẩm đó được XK, phục vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp, hoặc tiêu thụ tại thị trường trong nước đều được miễn tự công bố sản phẩm, miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. |