Đề xuất thí điểm thu phí đường bộ 9 tuyến cao tốc được Nhà nước đầu tư là một chủ trương hợp lý, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
>>Đề xuất thí điểm thu phí 9 tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư
LTS: Thời gian thực hiện thí điểm được kiến nghị áp dụng cho đến khi quy định pháp luật về thu phí sử dụng đường cao tốc được Quốc hội thông qua. Thời gian thu thí điểm theo cơ chế phí tối đa là 5 năm.
Chia sẻ với DĐDN, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc Bộ GTVT đề xuất thí điểm thu phí đường bộ 9 tuyến cao tốc được đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước là đảm bảo nguyên tắc thị trường và bền vững nguồn vốn.
- Ông bình luận như thế nào về đề xuất thu phí 9 đoạn, tuyến cao tốc để hoàn vốn ngân sách?
Chủ trương này đã được Bộ GTVT báo cáo Chính phủ, Quốc hội định hướng từ thời điểm triển khai một số tuyến đường cao tốc. Đặc biệt, chuyển một số dự án từ phương án ban đầu làm PPP sang đầu tư công. Định hướng sau này các dự án được đầu tư công cũng sẽ nhượng quyền thu phí cho các doanh nghiệp tiến hành quản lý, bảo dưỡng và thu phí định kỳ thường xuyên.
Đây là một chủ trương mới, mặc dù hình thức hợp tác công – tư đã làm. Trước đây đã từng có dự án Nhà nước nắm quyền quản lý và bán quyền quản lý cho doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp thu phí, bảo trì, bảo dưỡng, khai thác, vận hành các tuyến đường giao thông.
- Tuy nhiên, có một số ý kiến băn khoăn mức giao như vậy đã đảm bảo tính khách quan, hợp lý hay chưa?
Đây là những vấn đề cần được quan tâm trong quá trình thực hiện hợp tác công – tư, để làm sao hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tại thời điểm này chúng ta đang tập trung cho phát triển hạ tầng, nhu cầu vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, một mình Nhà nước “gánh” thì không “đủ sức”.
Tuy nhiên, Luật Đầu tư theo mô hình hợp tác công tư (PPP) đang gặp khó khăn, từ khi Luật ra đời ít triển khai được các dự án PPP. Do đó, việc huy động vốn ngoài ngân sách cho đầu tư hạ tầng, trong đó có giao thông rất hạn chế.
Trong khi, đầu tư đường cao tốc lại cần rất nhiều vốn, nếu tư nhân đầu tư sau này họ được thu phí. Còn đối với những tuyến đường do Nhà nước đầu tư lại không thu phí với lý do đây là nguồn vốn từ ngân sách đầu tư. Như vậy, địa phương nào cũng muốn làm từ ngân sách để người đi qua tuyến đường đó không bị thu phí. Điều này dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các địa phương, khu vực và địa bàn trong việc thụ hưởng công trình đầu tư hạ tầng.
Do đó, theo quan điểm của tôi tất cả các tuyến đường cao tốc đầu tư từ ngân sách phải thu phí. Nhưng cần tính toán mức giá hợp lý, hài hoà để đủ đảm bảo thu hồi được vốn đầu tư, phù hợp với chi phí của doanh nghiệp, nền kinh tế.
>>Dự án cao tốc, trách nhiệm và tiến độ
>>Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài: TP.HCM kiến nghị Trung ương hỗ trợ ngân sách GPMB
>>Chậm tiến độ GPMB cao tốc Bắc - Nam, Nghệ An ra “tối hậu thư” cho địa phương liên quan
- Ở góc độ doanh nghiệp, việc thu phí các dự án đầu tư công sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp, thưa ông?
Mong muốn của người dân và doanh nghiệp là đi đường không mất phí. Điều này cũng có thể được, nhưng phải chấp nhận đi trên những đoạn đường xấu vì Nhà nước không đủ tiền để làm các tuyến đường cao tốc.
Hiện nay chúng ta mới đang chỉ triển khai được một số đoạn đường cao tốc, nếu không thu phí thì chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ có được đường cao tốc đẹp để đi.
Đề xuất thu phí đã được tính toán, khi người dân, doanh nghiệp tham gia trên các tuyến đường cao tốc trả phí vẫn còn thấp hơn khi đi vào những tuyến đường xấu. Bên cạnh những tuyến đường cao tốc còn có những tuyến đường không thu phí.
Cũng có nhiều ý kiến từ phía người dân, doanh nghiệp lo ngại thu phí sẽ làm tăng chi phí cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh. Nhưng cần tính ngược lại, chi phí bỏ ra đấy so với việc nếu như không có được hệ thống đường cao tốc thì sẽ phải chi phí cho vận tải ở mức cao hơn, lớn hơn.
- Như vậy, quan điểm của ông là nên thu phí 9 đoạn, tuyến cao tốc để hoàn vốn ngân sách?
Theo quan điểm của tôi, không chỉ thu phí 9 đoạn tuyến đường cao tốc, mà tất cả các tuyến cao tốc từ trước đến nay đã đầu tư bằng vốn ngân sách thì nên nhượng quyền thu phí. Thứ nhất, để thu hồi nguồn lực ngân sách đã đầu tư, sau đó đi tái đầu tư vào các công trình khác. Thứ hai, tạo ra sự bình đẳng giữa các khu vực, vùng, miền.
- Trân trọng cảm ơn ông!
TS. Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông: Ủng hộ chủ trương thu phí Nhà nước đã bỏ tiền ra đầu tư các đường quốc lộ, nay bỏ tiền ra đầu tư thêm đường cao tốc rộng hơn, đẹp hơn thì cần phải tính toán. Ai có tiền thì đi đường cao tốc, nếu không thì vẫn có thể đi đường khác. Trục Bắc - Nam hiện có các tuyến song hành, người dân có quyền lựa chọn. Việc thu phí sẽ điều tiết lưu lượng xe trên tuyến, tránh trường hợp xe vào quá đông khiến cao tốc trở thành quốc lộ như tuyến TP. HCM - Trung Lương hiện nay. Bên cạnh đó, thu phí sẽ giúp kiểm soát được loại xe, tải trọng xe một cách chuẩn xác, đảm bảo được tuổi thọ bền lâu của công trình, vì xe quá trọng lượng, quá tải ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế của cao tốc. Về mức phí, các cơ quan chức năng phải tính toán và xây dựng tiêu chí cụ thể, vừa đảm bảo sức “mua” của người dân vừa đảm bảo Nhà nước thu hồi được vốn và các chi phí vận hành, bảo trì toàn tuyến. Bởi chi phí vận hành, bảo trì tuyến cao tốc cao gấp nhiều lần so với quốc lộ. Thứ nhất, đường cao tốc từ địa điểm A đến địa điểm B cần có hai đường, tức không thu trên đường độc đạo, tạo điều kiện để người dân có quyền lựa chọn. Thứ hai, mức thu phí phải thấp để người dân “dễ thở” và không trở thành gánh nặng chi phí. Do là tiền ngân sách nên thời gian thu phí có thể kéo dài, đây cũng là điều kiện để mức thu phí thấp xuống. Thứ ba, thu ít, thu chậm, mục tiêu xây dựng cao tốc vẫn là để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại là chính, không mang nặng vấn đề thu được bao nhiêu trong thời gian bao lâu. Đặt mục tiêu chính là thu được bao nhiêu là không được. PGS.TS Bùi Văn Vần, nguyên Trưởng khoa Doanh nghiệp tài chính (Học viện Tài chính): Thu phí là hợp lý Việc sử dụng dịch vụ và trả phí dịch vụ là điều bình thường trong nền kinh tế thị trường. Cao tốc đường bộ là bộ phận cơ sở hạ tầng giao thông, một phần cơ sở hạ tầng quốc gia. Nó có ảnh hưởng lâu dài và to lớn với sự phát triển kinh tế xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Do đó, việc xây dựng hạ tầng là điều quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước có trách nhiệm đứng ra thực hiện. Việc thu phí hay không thu phí đường bộ phụ thuộc vào nguồn lực ngân sách nhà nước. Ví dụ nhiều nước ở Trung Đông, họ còn chia tiền cho người dân, ở những nước này có thể không đặt ra vấn đề thu phí. Tuy nhiên, ở Việt Nam nguồn ngân sách hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu phát triển hạ tầng rất lớn nên mất cân đối khả năng nguồn thu và nhu cầu chi tiêu. Do đó, chúng ta nghiên cứu thu phí đường bộ cao tốc do nhà nước đầu tư là hợp lý để đảm bảo có một nguồn kinh phí bền vững cho phát triển hạ tầng giao thông. Điều quan trọng là các cơ quan nhà nước cần triển khai tuyên truyền để người dân nhận thấy việc đóng góp kinh phí cao tốc đường bộ do Nhà nước đầu tư khi sử dụng là cần thiết, để họ thực hiện một cách tự nguyện và thoái mái. Vấn đề xây dựng cao tốc do Nhà nước đầu tư được thực hiện chủ yếu từ ngân sách. Do đó, khi xây dựng phương án thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư phải có sự phân biệt với các dự án cao tốc BOT để kinh doanh. Không nên cao bằng, ngang bằng mức thu. Điều này sẽ giúp người dân cảm thấy được thấu hiểu chia sẻ với nhà nước. Đồng thời, quyền lợi của họ vẫn được đảm bảo. Như vậy mới không xảy ra các phản ứng cực đoan. |
Có thể bạn quan tâm
03:00, 15/05/2023
19:00, 09/05/2023
07:43, 03/05/2023
04:00, 05/05/2023
14:29, 13/04/2023
01:36, 10/04/2023
00:30, 01/04/2023