Phải đặt câu hỏi, những tiêu cực trong giáo dục, ví dụ như chạy điểm, chạy trường, nâng điểm, lạm phát giáo viên…có liên quan gì đến mục tiêu tổng thể của giáo dục?
Sau cơn “domino nâng điểm” có khá nhiều bức thư gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo được báo chí đăng tải. Những lời ruột gan có thể xem là tiếng nói phản biện lịch sự của xã hội, không biết ngành giáo dục có lưu tâm!
Làm sao để trả lại điểm thật cho thí sinh? Điều đó không quá phức tạp với công nghệ hiện nay, có thể xác minh dấu mực chì được tô vào thời điểm nào, carbon (graphit) có trong bút chì phản ứng với các hóa chất khác trong môi trường tùy thời điểm dài ngắn khác nhau có thể cho ra kết quả khác nhau.
Ngoài ra, bút chì có hàng chục dạng khác nhau, từ 9H đến 9B theo độ cứng giảm dần, có thể dựa vào quy định bút chì dùng trong kỳ thi và bút chì được tô sửa điểm để phân loại (nếu khác nhau).
Nhưng điều đó có còn quan trọng? Quan trọng là những nhân chứng - họ vẫn còn đó, đang đối diện với sự la ó của xã hội, sự thật và gian dối nằm ở những con người này chứ không phải loại than chì được phát minh từ thời Napoleon.
Có những nơi đã từ chối xác minh điểm, đó không khác gì rào cản tìm đến sự minh bạch. Tìm điểm thật cho thí sinh may ra có tác dụng với kỳ thi vừa qua, nhưng để những chuyện bi hài không lặp lại, cần phải nghĩ xa hơn.
Không ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia phát triển hiện nay như: Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đã “phi lợi nhuận” giáo dục. Có thể hiểu nôm na là người ta không dùng giáo dục để thu tiền, kinh doanh, mà giáo dục để phục vụ nhu cầu chung của xã hội, loại nhu cầu “quốc sách” không dính dáng đến lỗ lãi.
Tiêu chí để xác định một trường đại học phi lợi nhuận là tái đầu tư tất cả lợi nhuận vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và vận hành trường. Vì vậy giáo dục không sản sinh ra dòng tiền chảy vào túi bất cứ cá nhân nào - không tồn tại khái niệm cổ tức, cổ phần.
Có thể bạn quan tâm
|
Phải đặt câu hỏi, những tiêu cực trong giáo dục, ví dụ như chạy điểm, chạy trường, nâng điểm, lạm phát giáo viên…có liên quan gì đến mục tiêu tổng thể của giáo dục?
Đọc đến đây nhiều người chắc hẳn đã nảy sinh một vài phản biện. Vì lục tung tất cả văn bản không một chữ nào có ý coi nhẹ giáo dục, thậm chí giáo dục ở Việt Nam là “quốc sách hàng đầu”.
Vấn đề ở chổ, quá trình thực hiện “quốc sách hàng đầu” có chưa nghiêm chỉnh nên nảy sinh tiêu cực, sự chưa nghiêm chỉnh cũng có nhiều nguyên nhân, trong những nguyên nhân đó cần xác định đâu là cái cần đánh mạnh, đánh quyết liệt để tác động dây chuyền đến nguyên nhân khác.
Ví dụ như vụ nâng điểm hàng loạt vừa rồi, nguyên nhân có đơn giản là do một vài cán bộ “tự ý nâng điểm”. Bản chất của hành động “tự ý” đã có vấn đề, sao có thể dễ dàng tự ý khi mà “cán bộ” ấy luôn tồn tại trong tổ chức, trong một dây chuyền rất dài?
Và có thể ngắt đoạn ở chổ tổ chức kỳ thi “2 trong 1”, bất cập ở khâu chấm bài, coi thi, bảo mật kết quả đã được báo chí, dư luận và giới chuyên môn làm rõ. Nhưng làm rõ rồi thì phải làm sao?
Quan điểm nặng thi cử tiếp tục là hệ quả của quan điểm giáo dục chưa thật sự mang tính mục đích nhân văn. Như đã nói, là một nền giáo dục phi lợi nhuận, một khi giáo dục không vì mục đích lợi nhuận thì tự nhiên chuyện thi cử, điểm chác không còn quá quan trọng, và khi đó người ta không còn đau đầu phải thi thế nào cho hợp lý.
Như Havard - nơi tiên phong “phi lợi nhuận”, người ta chỉ biết vào học trường này là giỏi và tốt nghiệp trường này là uy tín chứ chưa thấy ai nói đến Havard thi thế nào, điểm chác quan trọng như thế nào. Thậm chí những người bỏ học ở Havard cũng được chứng minh là đủ giỏi để thành công.
Để giáo dục là "quốc sách hàng đầu", có phải chỉ nhờ vào việc thi cử?