LTS: Với chức năng cơ quan truyền thông, báo chí đã sẵn sàng lao vào các điểm nóng, thông tin về lĩnh vực bất động sản (BĐS).
Tuy nhiên, việc minh bạch thông tin lĩnh vực BĐS vẫn chưa như kỳ vọng.
Sự nhập nhèm, thiếu công khai quy hoạch đất đai và thiếu minh bạch thông tin dự án là khuyết tật của thị trường bất động sản trong nhiều năm qua.
Chỉ tính từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường liên tục xuất hiện những cơn sốt đất “chết yểu” tại nhiều địa phương. Đặc điểm của những cơn "sốt đất ảo" là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về các đề xuất xây dựng dự án hạ tầng quan trọng như sân bay, cao tốc, hay các đại đô thị của các doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch triển khai.
Thông qua lực lượng "cò đất" hùng hậu, giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Nhiều khu đất chỉ trong một đêm đã được “thổi giá” lên gấp 3 - 4 lần. Hệ thống thông tin về nhà đất trở nên nhiễu loạn, thật giả lẫn lộn gây sóng gió cho thị trường BĐS.
Tuy vậy, nhờ sự vào cuộc của hệ thống báo chí đã đi tận cùng với hàng trăm bài báo thông tin, phân tích sâu sắc thực tế đã giúp nhà đầu tư, người dân tiếp cận thông tin chính xác, đa chiều. Thị trường dần chuyên nghiệp hơn.
Sức ép từ truyền thông cũng khiến cơ quan quản lý, Bộ Xây dựng phải yêu cầu các địa phương kiểm soát việc tăng giá đất nhằm bảo đảm giá phù hợp điều kiện thực tế phát triển của địa phương. Ngoài ra, các địa phương sẽ phải công khai thông tin quy hoạch, tiến độ dự án phát triển cơ sở hạ tầng, BĐS, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính.
Bộ TN&MT cũng giao Tổng cục Quản lý đất đai kiểm tra 26 tỉnh, thành phố về việc thực hiện quy hoạch, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phân lô bán nền tràn lan trên đất nông nghiệp, rất rừng.
Rõ ràng, minh bạch hóa thông tin từ các cơ quan chức năng là điều kiện quan trọng để ngăn chặn nguy cơ "sốt đất ảo". Hiện thị trường đã lắng, giao dịch tạm ngưng, giá đất đã giảm nhưng không ai có thể nói trước ngọn lửa này có thể bùng lên bất cứ khi nào.
Để ngăn kịch bản trên lặp lại, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cấp, ngành quản lý, các địa phương để những chính sách mang tính "biệt dược" cho thị trường được triển khai kịp thời.
Trong bối cảnh chưa thể sửa đổi ngay được Luật Đất đai 2003 để lấp những lỗ hổng trong quản lý, điều hành thị trường, thì việc minh bạch thông tin từ các cơ quan chức năng, cũng như kịp thời đưa ra những khuyến cáo từ các nguồn chính thống sẽ là những giải pháp khả thi để dập "cơn sốt" đang lan mạnh ở các địa phương và ổn định dài hạn thị trường.
Trong rất nhiều phương thức để công khai, minh bạch thông tin, báo chí là kênh hiệu quả, chính thống, có kiểm chứng. Hiện nay, sức nặng của thông tin mạng xã hội tới cộng đồng là rất lớn, nhất là về độ nhanh nhạy và lan tỏa. Thế nhưng, vai trò phản biện, giám sát của báo chí vẫn không bị loãng đi bởi độ tin cậy và chiều sâu của thông tin.
Nếu không có sự tham gia của báo chí, thị trường bất động sản khó có thể phát triển tích cực và hướng đến sự chuyên nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Dòng tiền tiếp tục đổ vào bất động sản, nguy cơ cơn sốt đất mới?
04:00, 19/06/2021
Sau cơn sốt đất nền phân khúc bất động sản nào đang chiếm ưu thế?
03:00, 11/06/2021
KIỂM SOÁT CƠN SỐT ĐẤT: Quản lý nghiêm hoạt động môi giới bất động sản
15:00, 20/05/2021
[eMagazine] "Bàn tay hữu hình" dẹp cơn sốt đất
06:00, 18/05/2021
“Kẻ cười người mếu” khi cơn sốt đất đi qua
06:00, 17/05/2021
Dẹp triệt để nạn “sốt đất ảo”: Cần các giải pháp đồng bộ
18:38, 16/05/2021