Ông Trần Mạnh Tuấn – Tổng Giám Đốc CTCP Tập đoàn TLC Việt Nam cho biết, thị trường đèn LED cao cấp vừa là “miếng bánh hấp dẫn”, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Việt.
>>> Thị trường năng lượng tái tạo - Bài 2: Cần xây dựng cơ chế giá mua điện phù hợp
Theo dự báo của Research and Markets, thị trường chiếu sáng LED Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt giá trị 1,056 tỷ USD vào năm 2026. Tuy nhiên, ngoài các công ty trong nước như Rạng Đông, Fawookidi hay Điện Quang v.v còn có sự tham gia của các thương hiệu toàn cầu Philips hay Panasonic cũng muốn khẳng định vị trí và thị phần của mình.
- Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ trong và ngoài nước như vậy, điều gì khiến ông gắn bó với thị trường đèn LED suốt 8 năm qua, thưa ông?
Như bạn biết, làm việc có đam mê và niềm tin sẽ là động lực rất lớn để vượt khó. Từ năm 2012, trong những chuyến đi công tác tại Nhật, Singapore, Trung Quốc hay Thái Lan tôi nhận thấy đèn LED được các nước sử dụng khá phổ cập, chiếm 70 - 80%. Trong khi đó, tại Việt Nam vẫn dùng bóng huỳnh quang, sợi đốt hoặc bóng compact. Việc sử dụng đèn LED trong sinh hoạt vẫn chưa phổ biến và đèn LED chỉ mới được ứng dụng vào lĩnh vực quảng cáo, trang trí.
Nhận định thị trường sẽ tiềm năng và phát triển thời gian tới, tôi đã tập trung nghiên cứu và phát triển. Bản thân tôi rất đam mê và khát khao trao ánh sáng, sẵn sàng kết nối và mang lại giá trị cho cộng đồng. Bởi vậy, dù còn nhiều khó khăn tôi vẫn luôn gắn bó để kiến tạo những giá trị.
Những năm gần đây, mặc dù do tác động của đại dịch COVID-19 khiến cho các doanh nghiệp gặp không ít những khó khăn nhưng TLC vẫn tăng trưởng, tuy rằng không được như kỳ vọng đặt ra nhưng công ty vẫn tăng trưởng cao so với những năm trước.
- Ông nói rằng thị trường đèn LED Việt còn nhiều khó khăn. Cụ thể ở đây là gì, thưa ông?
Việt Nam có dư địa thị trường rất lớn nhưng vẫn chưa phát triển như mong muốn. Hiện nay, các doanh nghiệp thường nhập khẩu từ OEM, sản phẩm lẫn linh kiện cho thị trường này. Với với một nền công nghiệp trẻ, ứng dụng công nghệ vốn quá mỏng thì việc chúng ta nhập khẩu linh kiện như một tất yếu khách quan. Nhưng điều đầu tiên phải nói rằng, chúng ta chưa làm chủ được công nghệ sản xuất chip LED. Hệ thống chiếu sáng đèn LED cũng cần phải thay đổi, cố gắng hơn nữa để bắt kịp sự phát triển của công nghệ khoa học.
Bên cạnh đó, “cuộc chiến” về giá với những sản phẩm kém chất lượng trên thị trường đèn LED là bài toán cực kỳ nan giải với chúng tôi. Yếu tố quan trọng nhất mà khách hàng quan tâm thường là giá cả của các mặt hàng này. Đây là một điểm bất lợi giữa sản phẩm đèn LED chính hãng so với các loại đèn LED trôi nổi, nhập lậu.
>>> Thị trường năng lượng cần vai trò kinh tế tư nhân
- Ông có đề xuất kiến nghị gì để đèn LED “Made in Việt Nam” phát triển và chiếm lĩnh thị trường trong nước?
Mặc dù đã nỗ lực để giành lại thị trường nhưng các doanh nghiệp nội rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, nhất là sự hỗ trợ về thông tin, phát triển khoa học công nghệ, quản trị để phát triển một cách bài bản. Cơ quan chức năng có những biện pháp để ngăn chặn hàng kém chất lượng. Thị trường cạnh tranh nhưng chỉ những doanh nghiệp sản xuất bài bản, có vốn, có kinh nghiệm, sản phẩm chất lượng cao mới tồn tại.
Đại dịch COVID-19 vẫn tác động tới nền kinh tế. TLC xác định sẽ cố gắng khắc phục những khó khăn ảnh hưởng từ bên ngoài, tập trung phát triển, nâng cao chất lượng đèn LED.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
15:23, 11/08/2022
03:50, 11/08/2022
03:50, 10/08/2022