Thị trường đồng hồ bỏ ngỏ vì thiếu “tay chơi lớn”

Diendandoanhnghiep.vn Thị trường đồng hồ Việt Nam có quy mô ước tính 17.000 tỷ đồng nhưng chưa có những tay chơi thật sự lớn. Và đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp trong tương lai?

Trước Thế giới di động, những

Trước Thế giới di động, những "đại gia" trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý tại Việt Nam là PNJ và Doji cũng đã nhảy vào lĩnh vực kinh doanh đồng hồ.

Theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường đồng hồ ở Việt Nam có giá trị ước tính vào khoảng 17.000 tỷ đồng nhưng có độ phân mảnh cao và còn rất “bát nháo” về nguồn gốc sản phẩm. Tại Việt Nam, chỉ có một số ít cửa hàng bán lẻ và trung tâm bảo hành được ủy quyền từ các hãng đồng hồ. “Nhu cầu lớn với nguồn cung hạn chế dẫn đến các sản phẩm giả xuất hiện tràn lan trên thị trường. Đây là vấn đề tồn tại lâu dài trong ngành đồng hồ", chuyên viên phân tích của VDSC cho biết.

Trong một thị trường còn tương đối sơ khai, rất khó để người tiêu dùng thông thường có thể kiểm tra tính chính hãng của mặt hàng này và người mua đồng hồ ở Việt Nam thường chỉ đặt niềm tin vào uy tín cửa hàng. Điều này là một phần hạn chế, nhưng cũng là cơ hội với những chuỗi cửa hàng lớn.

Nắm bắt cơ hội đó, PNJ và Doji, 2 chuỗi trang sức lớn, đều đang lấn sân sang thị trường còn bỏ ngỏ này, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của bộ phận người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu và thu nhập cao đang tìm kiếm địa chỉ mua sắm đồng hồ đáng tin cậy. Sau PNJ và Doji, Thế Giới Di Động vừa chính thức tham gia lĩnh vực bán lẻ đồng hồ chính hãng.

Vẫn theo đánh giá của VDSC, thị trường đồng hồ Việt Nam còn rất phân mảnh, phần lớn thị phần vẫn nằm trong tay các cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ và chợ đồng hồ. Nhu cầu về đồng hồ, mặc dù rất lớn, không phải đều dành cho đồng hồ chính hãng – vốn có giá bán vẫn khá cao so với mức đa số người Việt sẵn sàng chi trả.

Hơn nữa, độ bền cao của đồng hồ và không cần phải bảo trì thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến hàng xách tay trở nên phổ biến bởi giá thường rẻ hơn đáng kể so với mua trong nước. Do đó, miếng bánh bán lẻ đồng hồ tuy rất béo bở nhưng lại không hề dễ ăn.

Hiện nay, đồng hồ đeo tay tại Việt Nam có thể chia làm 2 phân khúc chính là đồng hồ thời trang và đồng hồ thông thường. Đối với đồng hồ thời trang đến từ các thương hiệu thời trang nổi tiếng và thường không chuyên về đồng hồ như Michael Kors, Daniel Wellington, Calvin Klein hay Emporio Armani… loại này thường rơi vào tầm nhìn của khách hàng nữ có tính thẩm mỹ cao. Giá cả từ thấp đến trung bình (dưới 10 triệu đồng).

Loại đồng hồ thông thường đến từ các thương hiệu chuyên về đồng hồ, chủ yếu là Thụy Sĩ (Rolex, Omega, FC, Tissot) và Nhật Bản (Seiko, Citizen, Orient, Casio). Những loại đồng hồ này có thiết kế thiên hướng nam tính, giá thường dao động từ trung bình (vài triệu) đến cao cấp (hàng chục triệu). Cũng bởi vì là hàng có thương hiệu giá cao nên đồng hồ giả chủ yếu đến từ phân khúc này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường đồng hồ bỏ ngỏ vì thiếu “tay chơi lớn” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714052378 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714052378 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10