Thiếu hụt lao động công nghiệp 4.0

Diendandoanhnghiep.vn Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nghiệp Việt Nam đang chậm trễ trong việc chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp (CN) 4.0.

Để khắc phục thực trạng trên cần thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo.

 Đào tạo lao động theo mô hình song hành lĩnh vực sản xuất ô tô tại Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội liên kết với VinFast.

Đào tạo lao động theo mô hình song hành lĩnh vực sản xuất ô tô tại Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội liên kết với VinFast.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Đa phương (MSF) 2021 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) và Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT), nhóm nghiên cứu của VCCI đã thực hiện một nghiên cứu về “Thực trạng tham gia của doanh nghiệp tại Việt Nam trong nâng cao năng lực cho người lao động phục vụ công nghiệp 4.0 và hàm ý cho hợp tác công tư”.

Thiếu chuẩn bị

Theo kết quả khảo sát của VCCI, hiện có đến gần một nửa số doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị gì về lực lượng lao động cho CN 4.0 và 39,4% doanh nghiệp mới dừng lại ở giai đoạn xây dựng kế hoạch. Chỉ có 11,8% doanh nghiệp khảo sát đã có kế hoạch về lực lượng lao động nhưng chưa triển khai và 6% doanh nghiệp đã có kế hoạch và đang triển khai có kết quả. Điều này cho thấy sự chuẩn bị chậm trễ của các doanh nghiệp trong việc chuẩn bị lực lượng lao động cho CN 4.0, nhất là các DNNVV.

Xét tổng thể lực lượng lao động, kỹ năng được các doanh nghiệp đánh giá cao nhất chính là các kỹ năng xã hội và kỹ năng cá nhân, tiếp đến mới là kỹ năng tư duy và kỹ năng công nghệ, cuối cùng là kỹ năng về kỹ thuật số và kỹ năng lập trình.

Có gần 80% doanh nghiệp đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người lao động. Doanh nghiệp coi trọng hơn vai trò của các cơ sở đào tạo bên ngoài trong việc đào tạo các kỹ năng mới, kỹ năng liên quan đến CN 4.0, còn những việc đào tạo cho lao động chưa có kỹ năng hay nâng cao kỹ năng thì doanh nghiệp có xu hướng tự làm nhiều hơn.

Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp có hợp tác với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng lao động bên ngoài vẫn còn hạn chế, nhưng 2/3 doanh nghiệp từng thực hiện hợp tác trong đào tạo đánh giá kết quả tương đối khả quan. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn, vẫn chú trọng nhiều hơn vào sự liên kết hợp tác với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc cùng chuỗi cung ứng để cùng đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động, vì hơn ai hết, họ là người hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng của người lao động trong doanh nghiệp cũng như trong chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, rào cản bên ngoài hàng đầu ngăn cản doanh nghiệp tham gia liên kết đào tạo là thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích, hay thiếu sự tin tưởng vào năng lực đào tạo của các có sở đào tạo. Về rào cản bên trong, hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cho biết là do công nghệ sản xuất của họ đơn giản nên chưa cần nâng cao trình độ kỹ năng lao động, tiếp đến là liên quan đến chi phí đầu tư. Nguyên nhân đến từ sự thiếu chuyên gia có khả năng tham gia vào quá trình đào tạo hoăc thiếu máy móc, đáp ứng yêu cầu đào tạo.

Thúc đẩy liên kết đào tạo

Để chuẩn bị lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu CN 4.0, một trong những yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia là cần có chiến lược đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động. Để thực hiện chiến lược này, ngoài vai trò của các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì vai trò của các doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên quan trọng.

Nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp, Nhà nước cần xây dựng khung tiêu chuẩn kỹ năng nghề đáp ứng CN 4.0 và thiết kế, đổi mới chương trình đào tạo kỹ năng nghề tích hợp nội dung CN 4.0. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần xác định những ngành chiến lược ưu tiên trong CN 4.0 để có kế hoạch đầu tư, đào tạo nghề gắn liền với việc nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Việt Nam cũng cần xây dựng cơ sở dữ liệu về thống kê nhu cầu lao động trong các ngành, làm cơ sở cho việc dự báo về xu hướng thị trường.

Về phía các cơ sở đào tạo, việc các cơ sở đào tạo cần làm nhất là nâng cao năng lực đào tạo, đi kèm với đó là gắn kết đào tạo lao động với nhu cầu thị trường theo hướng CN 4.0 để đảm bảo học viên sau đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Các cơ sở đào tạo nên có cam kết rõ ràng về chuẩn đầu ra và cùng với doanh nghiệp thống nhất về quy chế đánh giá học viên.

Các doanh nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược và phân bổ nguồn lực cho đào tạo lao động, chủ động phối hợp với cơ sở đào tạo trong cập nhật các tiêu chuẩn nghề nghiệp mới, công nghệ mới. Các doanh nghiệp cần mạnh dạn thử nghiệm phương thức đào tạo mới, ứng dụng công nghệ trong nâng cao năng lực lao đồng như: dạy học trực tuyến, dạy học qua phần mềm, qua các nền tảng đa phương tiện để thích ứng với bối cảnh mới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thiếu hụt lao động công nghiệp 4.0 tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714120717 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714120717 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10