THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Buông bỏ để đời an vui

NGUYỄN HỮU VIỆT 29/12/2019 05:12

Cõi này tất nhiên là bất như ý. Vấn đề là, làm sao kham nhẫn? Đạo Phật là để nhận ra khổ, và bước vào con đường thoát khổ.

Trong thế giới vật chất ngày nay, con người hầu như ai cũng đang phải đương đầu với một vài căn bệnh nào đó, không nặng thì nhẹ. Đức Phật đã giảng về các căn bệnh về thể xác và tinh thần.

Theo đó, bệnh của thân là do tâm mà ra, do tinh thần có vấn đề. Trong gà thà (bài kệ) thứ nhất và thứ nhì của Dham-mapada (Narada,1993,pp.1-6), Đức Phật đã dạy rằng tâm chính là nguồn gốc của mọi hành động đạo đức và phi đạo đức. Hiện tại con người dễ mắc bệnh tâm thần hơn, từ đó cũng dễ bị nhiễm phải nhiều chứng bệnh khác.

Thiền đã vượt ra ngoài khuôn khổ tu hành và phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới nhờ những lợi ích tuyệt với cho sức khỏe và tinh thần.

Thiền đã vượt ra ngoài khuôn khổ tu hành và phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới nhờ những lợi ích tuyệt với cho sức khỏe và tinh thần.

BỆNH DO TÂM MÀ RA…

Điều không cần phải tranh cãi là con người sống hạnh phúc khi khỏe mạnh về thân và tâm. Hầu hết mọi người chỉ điều trị y tế sau khi biết rằng họ bị bệnh nhưng Phật giáo cho rằng tốt hơn hết là giảm thiểu bệnh tật càng nhiều càng tốt. Phật giáo khuyên các cá nhân rèn luyện tâm trí của họ để đạt được trạng thái cân bằng. Nó dựa trên bốn tâm vô lượng là: Mette (Từ), Muditha (Bi), Karuna (Hỷ), Upekkha (Xả). 

Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa. Căng thẳng ở tầm mức quốc tế sẽ dẫn tới, nặng là chiến tranh, nhẹ là cấm vận. Căng thẳng ở tầm mức xã hội là biểu tình, là rút dao. Căng thẳng ở tầm mức gia đình, nặng là bạo lực gia đình, nhẹ sẽ là vỡ chén bát và khi bất khả hòa giải là sẽ ly tan, con cái khổ theo.

Có biết bao nhiêu chuyện trên đời này làm chúng ta căng thẳng. Từ những nội dung nhỏ nhặt thường ngày như ra đường, tắc đường, ngập lụt, hay đau buồn hơn là nghe tin tai nạn từ người thân…Với doanh nhân thì ngoài các vấn đề chung còn những vấn đề căng thẳng riêng liên quan tới đặc thù công việc như hợp đồng bị vỡ, dòng tiền thiếu, đối tác phản lại…

Có những việc chúng ta thấy được ý thức được, nhưng ý thức là một chuyện, còn khi căng thẳng tới bằng đôi cánh sát thủ tàng hình dĩ nhiên là khó đối trị. Các mức độ nhẹ có thể chấp nhận được như một phần của cuộc sống, nhưng để kéo dài có thể kéo dài gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự bền vững của xã hội theo nhiều cách.

Căng thẳng cũng có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm. Theo bệnh lý, hội chứng căng thẳng có thể tác động vào cơ thể của bạn, vào suy nghĩ của bạn, vào cảm thọ của bạn, và vào cả thái độ của bạn. Căng thẳng không hóa giải được sẽ gây bệnh, như cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh mập phì và bệnh tiểu đường.

Đoàn doanh nhân dâng hương Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương tại đền Sóc (Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.

Đoàn doanh nhân dâng hương Đức Thánh Phù Đổng Thiên Vương tại đền Sóc (Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.

Đạo Phật là để nhận ra khổ, và bước vào con đường thoát khổ. Do vậy, sá gì căng thẳng trong xã hội đời thường… Nếu muốn tu giải thoát, sẽ rất là gian nan, cần tận lực không ngừng. Nhưng sẽ rất đơn giản hơn, nếu bạn chỉ muốn giảm căng thẳng, hay giảm đau, hay chữa một vài bệnh.

CHUYỂN HÓA CẢM XÚC

Phật giáo đưa ra một số cách thức để hạn chế stress tác động vào cơ thể, gây ra những hậu quả khôn lường. Nếu khi nào bạn cảm thấy bế tắc trong vấn đề xử lý, thì đừng nên cố gắng ép mình phải ngồi tại bàn thêm nữa để tìm ra nguyên nhân hay hứng thú để tiếp tục giải quyết vấn đề mà nên đứng dậy dời khỏi phòng khoảng 2 – 3 phút để thấy bớt căng thẳng hơn.

Doanh nhân là người có khối lượng công việc khổng lồ, nhưng chúng ta cũng không nên làm việc ôm đồm, một lúc quá nhiều việc. Hãy sắp xếp công việc thật hợp lý theo thời gian và mức độ ưu tiên.

Khi mối dây ràng buộc giữa thể xác và tinh thần bị phá vỡ, cơ thể ta sẽ trở nên yếu đuối trước sự xâm nhập của đủ loại bệnh. Đây chính là lý do mà đức Phật nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối liên hệ giữ tâm trí với hơi thở trong thiền định, và tạo lập mối ràng buộc không chia cắt được giữa thân và tâm. Khi ta thực tập thiền, não ta sẽ phát triển khả năng mới, vì thế mà sẽ phản ứng hiệu quả hơn. Kết quả mới đây của công trình nghiên cứu này đã được xuất bản trong cuốn tạp chí Frontiers in Human Neuroscience cho thấy Thiền không chỉ là một cách làm con người bình tĩnh hơn, giảm căng thẳng hơn mà trong quá trình thiền, não của ta xử lý nhiều ý nghĩ và cảm xúc hơn là lúc ta thư giãn.

Năng vận động cũng là một trong những phương pháp được Phật giáo đưa ra nhằm duy trì và chăm sóc sức khỏe, giảm căng thẳng. Việc duy trì tập luyện đều đặn các môn như chạy bộ, đi bộ, yoga kết hợp ngồi thiền,..mang lại cho bạn một sức khoẻ tốt, tinh thần tươi vui, cải thiện được năng suất làm việc và luôn điềm tĩnh trước mọi thử thách trong cuộc sống.

Tập quán chiếu - đây là thuật ngữ của nhà Phật. Quán chiếu là nhìn thật sâu vào một vấn đề để thấy được cội nguồn, gốc rễ của vấn đề đó. Ví dụ như hôm nay ta thấy tinh thần bất an, dễ nỗi giận, ngay lúc đó hãy tự quán chiếu (nhìn vào tâm) xem đang có việc gì xảy ra, liệu đó là nỗi hờn ghen, trách móc hay chưa đủ năng lưc,… Việc nhìn nhận ra bản chất của sự việc và nhận diện nó là bước đầu của việc kiểm soát cảm xúc, làm chủ thân tâm. Người nào giỏi quán chiếu bản thân mình là người biết cân bằng cuộc sống , rất ít khi bị stress chi phối.

Phật cũng chỉ ra rằng, không có niềm vui nào bằng niềm vui giúp đỡ người khác. Dù có đang trong tâm trạng bế tắc, căng thẳng hay không thì trong cuộc sống, cũng nên thường xuyên tìm đến những mảnh đời khó khăn hơn mình để sẻ chia, giúp đỡ. Làm được như vậy, bạn sẽ thấy cuộc đời này rất đáng sống.

Ngoài ra, để “điều trị” thì việc viếng thăm một ngôi chùa, lắng nghe thần chú đã được phổ nhạc, lắng nghe các bài pháp thoại, đọc sách hay năng trò chuyện cũng là những cách giúp bạn tạo nguồn năng lượng. Từ đó có khả năng chuyển hóa cảm xúc, hơi thở trở nên nhẹ nhàng, đều đặn và những khúc mắc trong tư tưởng theo đó mà trở nên thông suốt.

Đừng chối bỏ mà hãy nhận diện stress là một phần trong con người của chúng ta. Hãy hòa nhã chấp nhận bản chất của stress để chuyển hóa chúng từ năng lượng tiêu cực thành năng lượng tích cực.

Có thể bạn quan tâm

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Những câu chuyện ngụ ngôn và bài học kinh doanh (P 6)

    05:04, 28/12/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: "Khúc xạ" - những sải bước quyền năng Ferragamo

    05:28, 22/12/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Những câu chuyện ngụ ngôn và bài học kinh doanh (P 5)

    01:59, 21/12/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: "Mục tiêu" - cuốn tiểu thuyết kinh doanh có ảnh hưởng nhất mọi thời đại

    05:18, 15/12/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Những câu chuyện ngụ ngôn và bài học kinh doanh (P 4)

    02:04, 14/12/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Hát di sản trong lòng di sản

    09:40, 08/12/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Những câu chuyện ngụ ngôn và bài học kinh doanh (P 3)

    05:01, 07/12/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Những câu chuyện ngụ ngôn và bài học kinh doanh (P 2)

    05:12, 01/12/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Những câu chuyện ngụ ngôn và bài học kinh doanh (P 1)

    07:10, 30/11/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Đời doanh nhân mồ hôi và nước mắt!, Câu chuyện đáng suy ngẫm về đồng tiền lẻ

    09:30, 24/11/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Những thách thức của nhà lãnh đạo; Đạo làm giàu nhìn từ luật Nhân - Quả

    10:00, 23/11/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: 2 câu chuyện truyền cảm hứng

    18:02, 16/11/2019

  • THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Nụ hôn thuần khiết bên tháp Eiffel

    09:09, 09/11/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: Buông bỏ để đời an vui
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO