Chấp nhận thỏa thuận hoặc đối mặt nguy cơ không có Brexit, Thủ tướng Anh Theresa May đã đưa ra cảnh báo khi bà thực hiện nỗ lực cuối cùng trước cuộc bỏ phiếu về Brexit
Trong bài phát biểu trước các công nhân tại một nhà máy ở Stoke-on-Trent, bà May đã lập luận rằng Nghị viện Anh nhiều khả năng sẽ ngăn chặn Brexit hơn là cho phép họ rời đi mà không có thỏa thuận.
Theo Thủ tướng Anh, nếu các nhà lập pháp bỏ phiếu không thông qua dự thảo thỏa thuận Brexit, kết quả có thể sẽ dẫn đến sự tê liệt trong Nghị viện và nguy cơ không có Brexit. Đồng thời, điều này sẽ gây ra tác hại thảm khốc đối với niềm tin vào chính phủ của người dân Anh.
Có thể bạn quan tâm
06:55, 02/01/2019
07:00, 17/12/2018
11:00, 12/12/2018
11:30, 11/12/2018
Thỏa thuận duy nhất là thỏa thuận mà các Nghị sĩ Anh sẽ bỏ phiếu vào tối mai, bà May nói. "Bạn không thể loại bỏ việc không có thỏa thuận nào bằng cách bỏ phiếu cho thỏa thuận đó. Nếu không có thỏa thuận nào là điều tồi tệ như bạn nghĩ, làm bất kỳ điều gì khác sẽ là một sự liều lĩnh tột cùng".
Bà May cũng cảnh báo, nếu kết quả trưng cầu dân ý đi theo hướng khác, sẽ không có câu hỏi nào về việc Nghị viện buộc Anh phải ra đi trái với ý muốn của mình. Do đó, Nghị viện không nên gây khó dễ cho quá trình Brexit.
Được biết, bài phát biểu của Thủ tướng Anh được thực hiện sau khi các nhà lãnh đạo EU công bố một lá thư như một nỗ lực vào phút cuối để thuyết phục các nghị sĩ Vương quốc Anh ủng hộ thỏa thuận này.
Trong thư, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker nói Brussels không muốn thấy phương án "backstop" có hiệu lực, nhưng nếu có thì chỉ nên tạm thời.
Thêm vào đó, một cuộc trao đổi thư từ giữa các quan chức EU và bà May đã được công bố vào sáng thứ Hai trong nỗ lực thuyết phục các nhà lập pháp ủng hộ thỏa thuận của Thủ tướng.
Ông Tusk và Chủ tịch Juncker đã đưa ra một cam kết "pháp lý" rằng, nếu được kích hoạt, phương án backstop cho biên giới Ireland sẽ chỉ áp dụng tạm thời.
Cho đến hiện tại, Brexit đã đạt được một số tiến triển mới như ông Gareth Johnson - người có nhiệm vụ thuyết phục các nghị sĩ bỏ phiếu cho thỏa thuận của bà May - trở thành nghị sĩ mới nhất tuyên bố từ chức.
Ông Johnson nói trên Facebook rằng thỏa thuận của bà May đã ngăn Vương quốc Anh lấy lại quyền kiểm soát và thay vào đó có thể khiến chúng ta bị giới hạn vĩnh viễn bởi Liên minh châu Âu.
Ngoài ra, theo một kế hoạch được thảo luận tại Westminster, trong trường hợp thỏa thuận của bà May sụp đổ, các nghị sĩ có thể bỏ phiếu để trao cho Ủy ban quốc hội trách nhiệm đưa ra một kế hoạch Brexit có thể được số đông ủng hộ.
Nick Boles, một nghị sĩ bảo thủ đứng sau đề xuất này cho biết, điều đó sẽ cho các nghị sĩ cơ hội để làm những gì mà chính phủ đã không đạt được, đó là đưa ra một kế hoạch có thể thông qua Hạ viện.
"Nếu Hạ viện thông qua thỏa thuận thỏa hiệp đó, chính phủ sẽ được yêu cầu về mặt pháp lý để thực hiện bất cứ thỏa thuận đó", ông cho biết.
Tuy nhiên, một số người cho rằng, kế hoạch này của ông Boles tương đương với một cuộc đảo chính, vì nó tước đi quyền lực của chính phủ trong việc kiểm soát luật pháp tại Hạ viện.
Mặt khác, đảng Lao động đối lập dự định tổ chức một cuộc bỏ phiếu không tín nhiệm đối với chính phủ của bà May nếu thỏa thuận của bà không được thông qua với khoảng cách lớn.
Điều đó có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ bà May và một cuộc tổng tuyển cử - mặc dù họ sẽ cần đến Đảng Liên minh Dân chủ rút lại sự ủng hộ cho bà May.
"Chúng tôi sẽ vận động một cuộc bỏ phiếu không tín nhiệm đối với chính phủ của bà May theo thời điểm chúng tôi lựa chọn, nhưng sẽ sớm thôi, đừng lo lắng về điều đó", lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn khẳng định.
Trong bất kỳ trường hợp nào, với đồng hồ đang đếm ngược đến ngày Anh rời khỏi EU vào ngày 29 tháng 3, dù có hay không có thỏa thuận, ngày càng có nhiều suy đoán ở Westminster rằng toàn bộ quá trình này sẽ bị trì hoãn.
Các quan chức ở Brussels dự đoán thêm rằng, Vương quốc Anh sẽ yêu cầu EU gia hạn quy trình Điều 50, và sự chuẩn bị đang được thực hiện cho một yêu cầu như vậy.
Bất chấp những tuyên bố mạnh mẽ của mình, bà May có khả năng phải đối mặt với một thất bại - dự luật của bà không được lòng cả các nghị sĩ ủng hộ và phản đối Brexit.
Trước đây, bà đã trì hoãn cuộc bỏ phiếu trước sự phẫn nộ của nhiều người trong Quốc hội khi gần như chắc chắn bà sẽ thất bại. Kể từ đó, Nghị viện đã muốn khẳng định sức mạnh hiến pháp của mình.
Tuần trước, các nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ việc ngăn Anh rời khỏi EU mà không có bất kỳ thỏa thuận nào. Họ cũng cho bà May vỏn vẹn ba ngày để đưa ra một kế hoạch thay thế nếu bà thất bại.
Dù Brexit chưa xảy ra, nhưng nền kinh tế Anh đã phải chịu đựng rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ sự kiện này và vô hình dung khiến bà May chịu một "sức ép vô hình" nhiều hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nữ nào của thế giới.