Thủ tướng chủ trì hội nghị đổi mới doanh nghiệp Nhà nước

Quang Minh 21/11/2018 07:16

Sáng nay (21/11), tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị: "Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước". 

Đây là dịp để Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty đánh giá việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII và Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020” theo Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó có các giải pháp thúc đẩy các Bộ ngành, địa phương đẩy nhanh, quyết liệt và hiệu quả việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thực hiện tốt việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Tham dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ  đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và hơn 350 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, một số địa phương và đông đảo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các tổ chức ở trong và ngoài nước.

Những kết quả vừa qua cho thấy cổ phần hóa là giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại DNNN. Kết quả cổ phần hóa, thoái vốn đã tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN sau cổ phần hóa. Hầu hết các DNNN sau cổ phần hóa đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên.

Tuy nhiên, quá trình đổi mới DNNN thời gian qua cũng còn những tồn tại, hạn chế.

Các đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch thoái vốn năm 2017 với số lượng doanh nghiệp và giá trị lớn như: Bộ Công Thương phải thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam với tổng giá trị thoái khoảng 7.000 tỷ đồng

Theo kế hoạch thoái vốn năm 2017, Bộ Công Thương phải thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam với tổng giá trị thoái khoảng 7.000 tỷ đồng, tuy nhiên đơn vị này chưa hoàn thành

Theo báo cáo gửi về Bộ Tài chính tính đến hết tháng 11/2018, mới có 35/526 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại. 

Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 thì năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp (trong đó có 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017). Tuy nhiên, đến ngày 10/9/2018 mới cổ phần hóa được 11 doanh nghiệp (trong đó chỉ có 02 doanh nghiệp thuộc danh sách theo công văn số 991/TTg-ĐMDN). Tiến độ triển khai cổ phần hóa trong 09 tháng đầu năm 2018 còn chậm, có khả năng không đạt được theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đặc biệt, Hà Nội và TP HCM đến nay chưa triển khai được đơn vị nào, mặc dù theo theo kế hoạch TP HCM phải thực hiện cổ phần hóa 39 doanh nghiệp, chiếm 44% tổng số doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa năm 2018 và TP Hà Nội phải thực hiện cổ phần hóa 14 doanh nghiệp (kế hoạch năm 2018 là 11 doanh nghiệp và 03 doanh nghiệp thuộc kế hoạch năm 2017 chuyển sang), chiếm 16% tổng số doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa năm 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Kế hoạch cổ phần hóa năm 2018 tiếp tục

    Kế hoạch cổ phần hóa năm 2018 tiếp tục "lỡ nhịp"

    07:00, 20/11/2018

  • PVN đề nghị để lại phần thặng dư từ cổ phần hóa, thoái vốn

    PVN đề nghị để lại phần thặng dư từ cổ phần hóa, thoái vốn

    06:00, 20/11/2018

  • Vì sao khó kiểm soát thất thoát khi cổ phần hóa DNNN?

    Vì sao khó kiểm soát thất thoát khi cổ phần hóa DNNN?

    03:31, 10/11/2018

  • Cổ phần hóa DNNN: Quan ngại thất thoát tài sản công và hiện tượng tư nhân hóa ngầm

    Cổ phần hóa DNNN: Quan ngại thất thoát tài sản công và hiện tượng tư nhân hóa ngầm

    06:30, 08/11/2018

Tương tự, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 thì năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn, tuy nhiên lũy kế đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch (năm 2017 có 13 đơn vị; 09 tháng đầu năm 2018 có 18 đơn vị). Như vậy, việc triển khai thoái vốn nhà nước còn chậm, có khả năng không đạt kế hoạch đề ra.

Các đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch thoái vốn năm 2017 với số lượng doanh nghiệp và giá trị lớn như: Bộ Công Thương phải thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam với tổng giá trị thoái khoảng 7.000 tỷ đồng; Bộ Y tế phải thoái vốn tại Tổng công ty Dược Việt Nam với giá trị phải thoái trong năm 2017 là khoảng 829 tỷ đồng; Bộ Xây dựng phải thoái vốn tại 08 doanh nghiệp với tổng giá trị phải thoái trong năm 2017 là khoảng 2.400 tỷ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thủ tướng chủ trì hội nghị đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO