Giá đất tại nhiều nơi tăng nóng, bà con nông dân cũng tham gia buôn bán đất đai dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sản xuất nông nghiệp, cho đảm bảo an ninh, trật tự ở nhiều địa phương.
>>>Đà Nẵng: Nhiều khu du lịch “mọc” lên trên đất nông nghiệp
Sáng 29/5, tại TP. Sơn La, diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại trực tiếp với nông dân Việt Nam, với chủ đề "Tiếp sức, hỗ trợ nông dân phục hồi, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững".
Taị Hội nghị, nhiều đại biểu tham dự đặt các câu hỏi về vấn đề nóng là đất đai. Nông dân Hoàng Đình Quê (huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) nêu vấn đề: Thời gian qua, giá đất tại nhiều nơi tăng nóng, dẫn tới hiện tượng bà con nông dân cũng tham gia buôn bán đất đai. Việc tăng giá đất dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sản xuất nông nghiệp, cho đảm bảo an ninh, trật tự ở nhiều địa phương.
Trước thực trạng này, ông Hoàng Đình Quê đặt câu hỏi: “Thủ tướng, Chính phủ có các giải pháp gì nhằm kiểm soát giá đất, giám sát việc buôn bán, chuyển nhượng đất đai đúng các quy định của pháp luật?”.
Đối thoại với nông dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định: Với vấn đề đất đai, vừa phải có giải pháp xử lý các vấn đề tình thế, vừa phải có giải pháp lâu dài. Đất đai là nguồn lực rất lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sinh kế, đời sống người dân, chúng ta đang tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để phát huy tốt nhất nguồn lực này, hạn chế thấp nhất các sai phạm, tiêu cực, tham nhũng…
Thừa nhận thực tế này, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên cũng cho rằng, gần đây các thông tin của các cơ quan thông tấn báo chí, phản ánh giá đất ở một số địa phương, một số khu vực tăng lên một cách đột biến gây nên hiện tượng sốt ảo làm ảnh hưởng đến điều hành phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an ninh ở địa phương. Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng đã kịp thơpì có văn bảo chỉ đạp các địa phương chấn chỉnh công tác quản lý về giá đất và thị trường bất động sản.
>>>Hoang phí đất nông nghiệp tại Đà Nẵng
>>>Đưa đất nông nghiệp trở thành động lực mới thúc đẩy nông nghiệp
Về giải pháp trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ TN&MT cho biết tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai, bảo đảm việc đưa bất động sản vào kinh doanh, chuyển nhượng dự án bất động sản phải đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư và pháp luật về kinh doanh bất động sản.Kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động môi giới bất động sản, bảo đảm hoạt động này tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Công bố công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch nói chung trong đó có kế hoạch sử dụng đất để người dân tiếp cận các thông tin chính thống, không bị nhiễu thông tin để tránh bị giới đầu cơ lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất, giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính và có biện pháp quản lý sau quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất một mặt để thu nghĩa vụ thuế, kiểm soát các giao dịch ảo, thổi giá đất, giá bất động sản. Quản lý chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định các pháp luật đất đai về việc tách thửa. Xử lý nghiêm đối với hành vi không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất chậm so với tiến độ ghi trong dự án theo quy định của pháp luật.
Có kế hoạch chủ động điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đất đai. Thông tin kịp thời thông tin quy hoạch của địa phương để người dân hiểu và thực hiện, tránh bị lợi dụng trục lợi.
Thống nhất về mặt nhận thức trong công tác định giá đất. Tổng kết, đánh giá sử đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản, trong đó chú trọng quy định cụ thể về đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất.
“Cần sự vào quyết liệt của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức, quản lý hoạt động đấu giá đất. Nâng cao năng lực của các tổ chức phát triển quỹ đất ở các địa phương”, Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh.
Đồng quan điểm ông Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an cũng thừa nhận, thời gian qua nổi lên tình trạng phân lô, bán nền đối với đất nông nghiệp, đất quy hoạch, trồng cây lâu năm, tập trung ở các tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh. Thực trạng này gây nên nhiều
Ông Hùng chỉ rõ: “Chủ đầu tư đã rao bán khi chưa có quy hoạch cụ thể. Hoặc đối với đất đã quy hoạch thì tự ý xây dựng hạ tầng sau đó phân lô bán nền trái pháp luật, đặc biệt là mua bán trên các sàn thương mại trái phép, gây hậu quả nghiêm trọng”.
Về giải pháp cho vấn đề này, ông Hùng cho biết, Bộ Công an đã tham mưu cho Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các cấp, ngành thường xuyên cập nhật thủ đoạn của các nhóm "xã hội đen", giang hồ liên kết với nhau, vẽ ra các dự án "ma" để lừa đảo người dân; chỉ đạo công an các địa phương tham mưu cho chính quyền các cấp giải quyết ngay từ đầu, từ sớm, từ xa, hạn chế tập trung đông người khiếu kiện về đất đai.
Có thể bạn quan tâm
02:00, 08/05/2022
09:28, 24/03/2022
05:00, 10/01/2022
13:30, 28/11/2021