Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) kiến nghị sớm bãi bỏ giấy đi đường cho phép người đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 được di chuyển tự do toàn quốc.
Phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng gặp Doanh nghiệp sáng 26/9, ông Tetsu Funayama, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Mitsubishi Corporation Việt Nam, đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) kiến nghị sớm bãi bỏ giấy đi đường cho phép người đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 được di chuyển tự do toàn quốc.
Theo đó, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, các chính sách chống dịch nghiêm khắc của nhiều địa phương khiến doanh nghiệp Nhật Bản rất khó khăn khi duy trì hoạt động. Đối mặt với tình trạng mất khách hàng, lao động mất việc làm, khó có khả năng khôi phục.
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp phản hồi rằng, khi tuyển được nhân sự mới mà không có giấy đi đường nên nhân sự không tới được công ty, không ký được hợp đồng và làm việc được. “Chúng tôi mong muốn hủy bỏ giấy đi đường để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, có thể thay vào đó là chứng nhận đã tiêm chủng. Ngoài ra, các công ty quy mô lớn tốn rất nhiều nhân lực để làm thủ tục xin giấy đi đường cho hàng ngàn nhân viên, nhiều lúc không kịp thời hạn chính quyền đặt ra", ông Tetsu Funayama cho biết.
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản cũng cho rằng, do hàng hóa không có sự kết nối lưu thông giữa các địa phương, không vận chuyển được nguyên vật liệu nên thiệt hại kinh tế rất nặng.
Vì thế, ông Tetsu Funayama đề xuất cho phép tài xế đã tiêm vắc xin được hoạt động dễ dàng hơn và di chuyển bình thường giữa các khu vực, những người đã tiêm đầy đủ vắc xin được lập tức đi lại trong nước, cũng như căn cứ trên hộ chiếu vắc xin và kết quả xét nghiệm RT-PCR để rút ngắn thời gian cách ly chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam.
Trước đó, nhiều doanh nghiệp cũng cho biết giấy đi đường làm khó doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thanh Phúc, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam-Đà Nẵng cho biết trong công đoạn sản xuất tại nhà máy, ngoài kỹ sư làm việc còn phải thuê công ty bên ngoài làm khâu vệ sinh. Tuy nhiên, do công ty này nằm này nằm ngoài khu công nghiệp nên việc xin giấy đi đường QR Code gặp khó.
"Hơn 1 tuần này công ty đã gửi lên UBND quận Liên Chiểu, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp nhưng không được duyệt vì không đúng đối tượng chứ không phải họ làm khó. Mà nếu bộ phận vệ sinh này không đi làm được thì các công đoạn của nhà máy cũng bị gián đoạn", ông Phúc cho hay.
Diễn đàn Doanh nghiệp tiếp tục thông tin.
Có thể bạn quan tâm
08:50, 26/09/2021
08:50, 26/09/2021
08:35, 26/09/2021
08:17, 26/09/2021