KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Gỡ vướng chính sách lãi vay và hoàn thuế GTGT của dự án BOT

Diendandoanhnghiep.vn Cũng như các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác, doanh nghiệp trong lĩnh vực BOT đang rất khó khăn.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhiều địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, khiến cho việc phát triển kinh tế xã hội bị ảnh hưởng nặng nề. Tại một số địa phương và TP HCM, TP Hà Nội, TP Hải Phòng việc lưu thông vận tải gặp nhiều khó khăn, dẫn tới doanh thu các dự án BOT  (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) bị giảm.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về vướng mắc chính sách lãi vay và hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) của dự án BOT.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về vướng mắc chính sách lãi vay và hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) của dự án BOT.

Chia sẻ về những khó khăn này, PGS. TS. Trần Chủng Chủ tịch VARSI cho biết, vừa qua, một số doanh nghiệp đã có đề nghị Hiệp hội tổng hợp thông tin báo cáo Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, nhằm giúp đỡ tháo gỡ vướng mắc, tại các dự án đầu tư hạ tầng giao thông BOT. Trong đó có hai vấn đề nổi cộm, bao gồm:

Thứ nhất, về chính sách phân bổ, hạch toán lãi vay đối với Dự án BOT gây bất lợi cho doanh nghiệp, do vốn đầu tư công trình lớn, trong khi chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Nhưng chi phí lãi vay trong các năm đầu khi dự án mới đưa vào vận hành cao do số dư tính lãi lớn, ngược lại doanh thu các năm sau mới tăng dần nhờ lưu lượng xe, tăng giá vé theo lộ trình,…

Thứ hai, về vấn đề hoàn thuế GTGT của Dự án đầu tư. Mặc dù đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, nhưng dòng tiền vào dự án gặp vướng mắc, phát sinh từ việc không được hoàn thuế GTGT.

Cụ thể, các hóa đơn đầu vào phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng dự án phát sinh sau ngày dự án đưa vào hoạt động thu phí, thì không được hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, do công tác nghiệm thu thanh quyết toán kéo dài, nên sau khi dự án đưa vào sử dụng, khối lượng thi công các nhà thầu mới hoàn thiện hồ sơ và xuất hóa đơn được.

Vì vậy, chủ đầu tư dự án có nguy cơ phải thực hiện bù trừ trong thời gian dài nếu không được hoàn thuế. Điều đó dẫn đến thiếu hụt dòng tiền và phát sinh thêm lãi vay cho doanh nghiệp, không đảm bảo chi phí vận hành để duy trì hoạt động lưu thông.

Đến nay, cả nước có 107 trạm thu phí thuộc thẩm quyền Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, theo số liệu được Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14, Đến nay, mới có 6/66 trạm thu phí được áp dụng hệ thống quản lý, giám sát, khai thác dữ liệu thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại các dự án BOT.

Về doanh thu phí, ngoài một số dự án có mức tăng trưởng doanh thu tốt, đa số các dự án có doanh thu không đạt so với số thu dự kiến tại hợp đồng dự án, các nhà đầu tư BOT gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng và tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu.

Với những vướng mắc trên, VARSI đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính sớm ban hành thông tư hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp để nhà đầu tư BOT được ghi nhận, phân bổ chi phí lãi vay các dự án BOT, tránh kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Gỡ vướng chính sách lãi vay và hoàn thuế GTGT của dự án BOT tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714174038 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714174038 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10