Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thúc đẩy "cỗ xe tam mã" tạo động lực cho phát triển

Diendandoanhnghiep.vn “Cỗ xe tam mã” của nền kinh tế gồm 3 cấu phần quan trọng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, phải dùng mọi biện pháp để thúc đẩy tạo động lực cho phát triển đất nước...

Phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với các địa phương theo hình thức trực tuyến sáng ngày 2/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định dịch COVID-19 tác động rất mạnh đến nền kinh tế trong quý II khi chỉ đạt tăng trưởng 0,36%. Trong bối cảnh này, Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế là cấp bách hơn bao giờ hết.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đạt “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa đạt mức tăng trưởng dương. (Ảnh: Thy Hằng)

Tuy nhiên, bài toán phục hồi kinh tế phải đáp ứng được yêu cầu là kiên quyết không để dịch bệnh quay lại Việt Nam. Chính phủ cơ bản đạt được “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa đạt mức tăng trưởng dương, cao hàng đầu thế giới. Thủ tướng cho rằng Chính phủ có thể kiềm chế lạm phát xuống dưới 4%, đúng mục tiêu Quốc hội giao từ đầu năm.

Nhắc tới báo cáo của nhiều tổ chức và tờ báo quốc tế đánh giá Việt Nam đã được thành công trong kiểm soát dịch bệnh và bước đầu phục hồi kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh quốc tế như hiện nay, cần bình tĩnh, chủ động, vững tin trong chủ động nắm bắt tình hình, không được bi quan. “Đây là thời điểm lửa thử vàng, gian nan thử sức, càng khó khăn càng nỗ lực, vượt khó vươn lên”, Thủ tướng khẳng định.

Mặc dù vậy, Người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại. Theo đó, dù kinh tế vĩ mô ổn định nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó giá dầu thô bất ổn, giá thịt lợn còn cao, tỷ giá thương mại, tiền tệ quốc tế gia tăng. Do đó, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cấp ngành bám sát tình hình diễn biến quốc tế, quyết tâm điều hành ổn định kinh tế vĩ mô. 

“Ổn định kinh tế vĩ mô là quan điểm nhất quán của Chính phủ đặc biệt trong bối cảnh biến động hiện nay. “Cỗ xe tam mã” của nền kinh tế gồm 3 cấu phần quan trọng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Phải dùng mọi biện pháp để thúc đẩy "cỗ xe tam mã" này, tạo động lực cho phát triển đất nước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Về điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ, tinh thần được Thủ tướng quán triệt là không chỉ phòng thủ dịch bệnh mà còn phải tiến công để phát triển. Người đứng đầu Chính phủ nhận định dư địa tài khóa và tiền tệ của Việt Nam còn lớn. Do đó, đặt câu hỏi việc duy trì chính sách tài khóa, tiền tệ có phải là giải pháp đúng trong bối cảnh hiện nay hay không, trong khi các nước bơm tiền, tăng thâm hụt ngân sách… để kích thích tăng trưởng.

Dẫn ý kiến cho rằng nếu kinh tế không đạt, nghèo đói, bất ổn… liệu có giữ được ổn định vĩ mô hay không, Thủ tướng nêu vấn đề: "Tăng trưởng là điều quan trọng, nhưng việc điều hành cuối cùng cũng vì lợi ích tổng thể, việc làm của người dân nên cần điều hành linh hoạt. Vấn đề điều hành như thế nào, liều lượng ra sao".

Về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Theo đó, 6 tháng đầu năm, giải ngân chỉ đạt 33%, giải ngân ODA đạt 10%, trong khi còn 700.000 tỷ đồng vốn chờ. "Nếu giải ngân tốt sẽ kích cầu rất hiệu quả, tạo động lực cho tăng trưởng”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh. Đồng thời yêu cầu các bộ ngành, địa phương có giải pháp, chế tài giải ngân hết số vốn này.

Thủ tướng nhắc đến việc các dự án thường gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, và đề nghị bí thư, chủ tịch các địa phương "xắn tay" vào cuộc giải quyết vấn đề này. Thủ tướng yêu cầu phải có biện pháp gì để mở rộng thị trường mới, kích cầu tiêu dùng nội địa, đáp ứng nội nhu của 100 triệu dân. Do đó, các bộ ngành phải có chính sách để tận dụng điều này.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhắc nhở các bộ ngành phải rà soát quy định của pháp luật, giảm thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.“Tinh thần phải phục vụ nhân dân, phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp mới tạo được động lực phát triển. Các anh cứ quyền anh, quyền tôi, gây khó khăn, khó dễ cho nhà đầu tư thì không bao giờ tạo được động lực”, Thủ tướng lưu ý.

Đặc biệt, gợi mở hướng phát triển một số lĩnh vực kinh tế mới như kinh tế ban đêm, kinh tế số, kinh tế đô thị… Thủ tướng cho rằng đây là những điểm mới, địa phương nào biết chỉ đạo sẽ góp phần phát triển kinh tế rất lớn.

Đặt vấn đề thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, vốn tư nhân, vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, Thủ tướng cho rằng nhiều nguồn vốn sẽ không vào Việt Nam nếu không tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng và các điều kiện thu hút khác. Do đó, Thủ  tướng yêu cầu phải bỏ ngay những điều bất hợp lý, xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp và người dân.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh 6 tháng đầu năm nay xảy ra đại dịch COVID-19, gây ra sự sụt giảm kinh tế toàn cầu trên quy mô lớn nhất trong 150 năm qua.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh 6 tháng đầu năm nay xảy ra đại dịch COVID-19, gây ra sự sụt giảm kinh tế toàn cầu trên quy mô lớn nhất trong 150 năm qua.

Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2020, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động của dịch COVID-19 với tốc độ tăng trưởng GDP quý II tăng 0,36%, 6 tháng đầu năm tăng 1,81%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua đối với nước ta nhưng so với khu vực và thế giới thì lại là một trong số ít quốc gia có mức tăng trưởng dương.

Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Xuất siêu đạt mức 4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu khu vực trong nước đạt khá cao, lên đến 11,7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 850,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019 và bằng 33% GDP. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,71%.

“Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong 6 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2020 giảm 5,8% so với quý trước; 6 tháng đầu năm ước giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Khách quốc tế đến nước ta ước đạt 3.744.500 lượt người, giảm 55,8% so với cùng kỳ.

Cả nước có hơn 62.000 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký là 697,1 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 507.200 lao động, giảm 7,3% về số doanh nghiệp, giảm 19% về vốn đăng ký và giảm 21,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. 6 tháng, có 25.200 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2019.

“Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về vốn, nhiều doanh nghiệp không thể cân đối tài chính đã phải đóng cửa”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh. Trong khi đó, nhiều gói hỗ trợ có tốc độ giải ngân chưa theo yêu cầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thúc đẩy "cỗ xe tam mã" tạo động lực cho phát triển tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713556938 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713556938 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10