Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ngành GTVT không được lơ là, chủ quan"

LAM SONG 28/12/2023 12:30

Bên cạnh những thành tựu, ngành GTVT vẫn còn những vấn đề hạn chế, cần giải quyết nhanh, đồng bộ, đặc biệt không được lơ là, chủ quan.

>>Bộ GTVT: Giai đoạn khó khăn nhất của Dự án Sân bay Long Thành đã qua

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ GTVT sáng nay (28/12).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024 của Bộ GTVT, sáng nay 28/12/2023 tại Hà Nội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024 của Bộ GTVT, sáng nay (28/12/2023) tại Hà Nội

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết, năm 2023, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành đã đạt được nhiều dấu ấn trên tất cả các lĩnh vực.

Theo đó, về đột phá thể chế, Bộ GTVT đã tập trung rà soát, hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, cơ chế chính sách và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tháo gỡ đáng kể khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp và địa phương, khơi thông, giải phóng, huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.

Về xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số, năm 2023, Bộ GTVT đã hoàn thành 6/6 chỉ tiêu và 23 nhiệm vụ Chính phủ giao về xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số; hoàn thành 4/4 nhiệm vụ tại Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cổng dịch vụ công Bộ GTVT được xếp hạng A khối các bộ, ngành.

Đối với lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng, năm 2023, Bộ GTVT tiếp tục có nhiều điểm sáng với 26 dự án được khởi công, 20 dự án được hoàn thành. Trong đó, đường bộ có 9 dự án thành phần đường bộ cao tốc đã được đưa vào khai thác với chiều dài 475km, nâng tổng số km đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước lên 1.892km.

Công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 cũng được Bộ GTVT quyết liệt trong chỉ đạo với cách làm đổi mới, sáng tạo. Bộ GTVT được giao kế hoạch vốn đầu tư công giải ngân đến hơn 94.000 tỷ đồng, lớn nhất từ trước tới nay (gấp 1,7 lần năm 2022 và gấp 2,2 lần năm 2021), tính đến hết tháng 12/2023, khối lượng giải ngân của Bộ GTVT đạt khoảng 90% kế hoạch. Dự kiến đến hết niên độ kế hoạch sẽ giải ngân đạt trên 95%.

Đối với lĩnh vực vận tải, năm 2023 hoạt động vận tải tiếp tục ghi nhận sự tăng trường so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tính trong 11 tháng năm 2023, vận tải hàng hóa ước đạt hơn 2.000 triệu tấn, tăng gần 13%; luân chuyển hàng hóa ước đạt 442 tỷ tấn.km, tăng hơn 10,5%. Vận chuyển hành khách ước đạt hơn 4.200 triệu lượt khách, tăng 11,5%. Luân chuyển hành khách 11 tháng ước đạt 222 tỷ HK.km tăng xấp xỉ 24% so với cùng kỳ năm 2022.

Về công tác bảo đảm trật tự ATGT, năm 2023, Bộ GTVT tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời khắc phục, xử lý 34 điểm đen, 49 điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Riêng lĩnh vực hàng không, Bộ GTVT chỉ đạo Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay an toàn cho gần 753.000 lần chuyến bay, bằng gần 114% so với kế hoạch năm 2023 và bằng hơn 139% so với thực hiện năm 2022.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu khai mạc tại Hội nghị

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng phát biểu khai mạc tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ghi nhận tinh thần làm việc hăng say, xuyên lễ, xuyên Tết, vượt nắng thắng mưa, chỉ tiến không lùi của toàn ngành GTVT, trong nửa nhiệm kỳ đầu đã hoàn thành trên 730km đường cao tốc.

Theo Thủ tướng, năm 2023, Bộ GTVT được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, nặng nề. Nhờ tập thể đoàn kết, thống nhất với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phân công các lãnh đạo bộ, các cơ quan, đơn vị đi kiểm tra, giám sát, đôn đốc, vừa phát triển dự án mới vừa khắc phục khuyết điểm sai sót của những dự án cũ, vừa tháo gỡ các khó khăn, trong đó có vướng mắc trong GPMB.

"Đường đi đến đâu mở ra không gian phát triển mới đến đó, đường đi đến đâu, người dân thuận lợi đến đó, đường đi đến đâu khu công nghiệp, nông thôn phát triển theo", Thủ tướng nói và nhắc lại sự kiện đầu năm 2023, lần đầu tiên, Bộ GTVT triển khai khởi công trực tuyến 12 dự án cao tốc từ Bắc đến Nam. Và đến cuối năm tiếp tục khánh thành 4 dự án từ sân bay, cầu, đường cao tốc ở hai đầu đất nước.

Thủ tướng lưu ý Bộ GTVT trong quá trình xây dựng, hoàn thành 5 quy hoạch ngành phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội thuận lợi và lợi thế cạnh tranh của đất nước, hoá giải được những mâu thuẫn, tồn tại, thách thức mà ngành GTVT đang vướng.

"Năm nay, Bộ GTVT đã khởi công 26 dự án, cuối năm kết thúc 4 dự án góp phần hoàn thành 20 dự án đưa vào khai thác, sử dụng. Trong quá trình làm đã giữ được tinh thần: Vướng mắc cấp nào, cấp đó phải tháo gỡ. Vướng mắc ở đâu, ở đó phải tháo gỡ, ngay và luôn", Thủ tướng nói.

Tuy nhiên Thủ tướng cũng lưu ý ngành GTVT không nên say sưa với thắng lợi, không lơ là chủ quan, luôn nỗ lực cố gắng hơn nữa để khắc phục những tồn tại. 

Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT cần quán triệt nghiêm túc, triển khai đồng bộ chỉ đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước. Trong đó, lãnh đạo Chính phủ lưu ý cần lấy đổi mới sáng tạo KHCN là động lực, nguồn lực dẫn dắt trong xây dựng khảo sát thiết kế, giám sát, tổ chức thi công các công trình trọng điểm. Từ đó, góp phần đảm bảo tiến độ, chất lượng và chống tiêu cực tham nhũng để phát triển nhanh và bền vững các công trình, dự án giao thông.

Thủ tướng cũng yêu cầu nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời các vấn đề vướng mắc. Thủ tướng cũng lưu ý Bộ tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện thể chế bám sát với thực tiễn. “Giữ vững kỷ cương, phân cấp phân quyền, phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát thường xuyên, giảm tất cả thủ tục hành chính phiền hà, sách nhiễu gây tốn kém chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Phải hài hoà lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân, doanh nghiệp”, Thủ tướng chỉ đạo. 

Có thể bạn quan tâm

  • Dự án PPP "khai xuân" ngành GTVT năm 2024

    13:32, 28/12/2023

  • 4 nhóm giải pháp cho ngành GTVT

    19:42, 09/06/2022

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 9: Cienco 1 liên tục đi “lùi”!

    04:00, 19/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 8: Vì sao người lao động “kêu cứu”?

    04:00, 18/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 7: Thất thoát lớn tại CIENCO 1

    04:00, 17/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 6: Có nên “tái quốc hữu hóa” ACV?

    04:20, 12/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 5: “Chuỗi” sai phạm nghiêm trọng tại ACV

    12:20, 11/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 4: Miếng bánh “béo bở” ACV

    03:50, 10/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 3: "Cổ phần hóa mặt tiền”

    11:00, 09/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 2: Ai được, ai mất?

    03:30, 08/08/2021

  • Bài học cổ phần hóa từ ngành GTVT - Bài 1: Thực hiện “ồ ạt”... thất thoát “khổng lồ”

    11:00, 05/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ngành GTVT không được lơ là, chủ quan"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO