Trao đổi với DĐDN, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế cho biết, tỉnh sẽ tập trung xây dựng quy hoạch tốt để nhà đầu tư có tiềm năng phát huy thế mạnh nhằm nâng cao chất lượng kinh tế.
Nghị quyết số 54-NQ/TW đã xác định những tầm nhìn mới cho phát triển của Thừa Thiên - Huế. Theo đó, đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.
Đến năm 2030, Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm lớn và đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc. Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; là nơi đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao.
Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên - Huế là thành phố Festival, là một trong những trung tâm du lịch, văn hóa và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.
- Thưa ông, Nghị quyết Bộ Chính trị đã ban hành đặt ra mục tiêu cụ thể cho Thừa Thiên - Huế, tỉnh sẽ có những giải pháp nào để đạt được những mục tiêu này?
Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định được mục tiêu xuyên suốt là Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Trên nền tảng phát huy giá thị cố đô di sản, bản sắc văn hóa Huế thành hai đặc thù mà Thừa Thiên - Huế hướng tới. Trên cơ sở đặc thù này, Bộ Chính trị sẽ định hướng cho Thừa Thiên - Huế xây dựng bộ tiêu chí để chuyển đổi và xây dựng được đô thị Thừa Thiên - Huế phù hợp với mô hình di sản văn hóa và giá trị bản sắc văn hóa Huế.
Nghị quyết cũng xác định Thừa Thiên - Huế là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước, trung tâm đâò tạo nguồn nhân lực đa ngành, chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu và trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia.
Đây là 4 tầm quan trọng, thể hiện tầm quan trọng phát huy giá trị mới trong đó, về những tiền năng thế mạnh đang sở hữu, Tỉnh đã đề ra những giải pháp gì để tháo đi điểm nghẽn lâu nay.
- Vậy còn những điểm nghẽn với doanh nghiệp, nhà đầu tư, giải pháp tháo gỡ trong giai đoạn mới là gì, thưa ông?
Thừa Thiên – Huế hướng tới một đô thị sinh thái, di sản, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh. Một số lĩnh vực Thừa Thiên – Huế tập trung phát huy những giá trị riêng của Huế. Xây dựng du lịch là thế mạnh, y tế là ngành kinh tế quan trọng, công nghiệp luyện kim, chế tạo, công nghệ vao và nông nghiệp sạch để phát triển Thừa Thiên - Huế…Đó là những bước đi sẽ tập trung trong thời gian tới.
Để hiện thực mục tiêu này, trước hết, chúng tôi phải tuyên truyền phổ biến, tạo sự đồng thuận trong đảng bộ và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương chuyển Thừa Thiên - Huế thành thành phố trực thuộc TW.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 18/12/2019
00:00, 18/12/2019
16:22, 17/12/2019
Thứ hai là tập trung xây dựng quy hoạch tốt để nhà đầu tư có tiềm năng thế mạnh nhằm nâng cao chất lượng kinh tế, chất lượng cuộc sống người dân.
Thứ ba là điều chỉnh lại địa giới của Huế, của các địa phương để đảm bảo một cơ sở quản lý, đảm bảo kinh nghiệm phát triển Huế đến nay, xứng tầm đô thị của thành phố trong tương lai.
- Còn việc cân đối với bảo tồn và nâng cao cuộc sống người dân như Nghị quyết đề ra?
Chúng tôi không phải khó khăn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Thừa Thiên – Huế phát triển theo một. Thừa Thiên – Huế phát triển nhanh so với các tỉnh bạn nhưng phát triển nhanh trên nền tảng tri thức và phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa.
Thừa Thiên – Huế sẽ không phát triển có những đô thị lớn, những khu công nghiệp lớn mà phát triển hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại. Những nhà văn hóa, với đổi mới và sáng tạo, những cơ chế mới giữa nông thôn và thành thị.
Thừa Thiên – Huế hướng tới một đô thị sinh thái, di sản, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh. Một số lĩnh vực Thừa Thiên – Huế tập trung là phát huy những giá trị riêng của Huế, hướng tới xã hội bình yên và chính quyền thân thiện.
5 giải pháp mới, quan trọng để phát triển Thừa Thiên - Huế của Nghị quyết số 54-NQ/TW về xây dựng Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Tập trung mọi nguồn lực xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh; là trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa- du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. - Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tấng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị, bảo đảm sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Quy hoạch bố trí lại dân cư, sắp xếp hình thành các cụm, ngành sản xuất. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. - Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế. - Xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển nhanh và bền vững Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. - Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm vă |