Thúc đẩy năng suất lao động quốc gia (kỳ IV): Cần đội ngũ chuyên gia "bắt bệnh" cho doanh nghiệp

THY HẰNG 08/05/2021 11:57

Việc cải thiện năng suất lao động trên bình diện toàn bộ nền kinh tế cần có phong trào năng suất quốc gia lớn, cần nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên gia năng suất lao động Việt Nam.

GS Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia GRIPS Nhật Bản nhận định, vấn đề cốt lõi của năng suất lao động tại Việt Nam là giá trị tạo ra trong nước còn nhỏ mặc dù quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng.

Phong trào năng suất quốc gia

Theo đó, vấn đề này được xác thực qua một số vấn đề, tăng trưởng năng suất lao động tổng thể ở mức trung bình, khoảng 4,65% giai đoạn từ năm 1991- 2019, không ngoạn mục như mức 8-10% trong các giai đoạn tăng trưởng cao của Nhật Bản hoặc Trung Quốc.

Cùng với đó, tăng trưởng năng suất lao động của cả ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và khu vực FDI đều trì trệ và thậm chí giảm sút trong những thập kỷ gần đây, điều này rất bất thường. Đặc biệt, sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế. 

Đặc biệt, Việt Nam có sẵn lao động trình độ cơ bản nhưng lại thiếu lao động tay nghề cao như các nhà quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên và các nhà tiếp thụ toàn cầu. FDI chiếm ưu thế trong các lĩnh vực then chốt như điện tử, xe máy, ô tô, cũng như các ngành công nghiệp hỗ trợ của các lĩnh vực này.

Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Sỹ Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu thực tế, không chỉ thiếu nguồn lao động chất lượng cao mà nước ta còn đang có sự khấp khểnh về lực lượng lao động.

“Tồn tại lao động của Việt Nam cần phải nhấn mạnh về cả ngành, về cả cơ cấu vùng miền địa phương, chưa thực sự thúc đẩy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, những ngành thừa lao động, nơi thiếu về lao động, đặc biệt là chất cao. Tuy nhiên, có những nơi thiếu ngay cả lao động phổ thông chưa nói đến là lao động chất lượng cao”, ông Tuấn chỉ rõ.

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi và biến động, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng nghiệp 4.0… đang đặt ra yêu cầu về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Trọng tâm là những chính sách ưu tiên phát triển thị trường lao động để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.

Do đó, chuyên gia cho rằng, cần có một phong trào năng suất quốc gia trên bình diện toàn bộ nền kinh tế. “Việc cải thiện năng suất lao động của Việt Nam trên bình diện toàn bộ nền kinh tế cần có chương trình hay phong trào năng suất quốc gia lớn, để thay đổi tầm nhìn của lãnh đạo, của cán bộ trong bộ máy công quyền, của từng nhà máy, từng gia đình,… để thay đổi tư duy về năng suất về hiệu quả là yêu cầu đầu tiên. Thủ tướng Chính phủ cần phát động được phong trào này như Singapore đã làm cách đây hơn 60 năm hay Malaysia và Thái Lan đều đã có các phong trào như vậy trong quá trình tăng trưởng nhanh của mình”, PGS TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS) nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng cần các chính sách cụ thể, ví dụ như các chính sách tháo gỡ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu đô thị lớn hay các khu công nghiệp đang hình thành để có thể hấp thụ được người lao động với chất lượng cuộc sống tốt.

Cùng quan điểm về việc cần có một cuộc cách mạng về nâng cao năng suất lao động, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV còn cho rằng, cần một cơ quan Bộ đầu mối quản lý và thúc đẩy vấn đề năng suất. Cùng với đó, đẩy mạnh cơ cấu nền kinh tế, lúc này cả nội ngành và cả năng suất hiệu ứng dịch chuyển đều tăng lên.

"Đơn thuốc" cho doanh nghiệp

Khẳng định Việt Nam cần dựa vào thể trạng năng suất lao động của doanh nghiệp để có những giải pháp phù hợp, chứ không sao chép các mô hình nước ngoài, ông Nguyễn Tùng Lâm, Phó Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho rằng cần nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên gia năng suất lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, đòi hỏi đội ngũ chuyên gia đủ năng lực để đánh giá một cách tổng thể, toàn diện, “bắt bệnh” cho các doanh nghiệp và đưa ra đơn thuốc cho vấn đề năng suất lao động Việt Nam. Tức là cần có đội ngũ chuyên gia năng suất đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

đòi hỏi đội ngũ chuyên gia đủ năng lực để đánh giá một cách tổng thể, toàn diện, “bắt bệnh” cho các doanh nghiệp và đưa ra đơn thuốc cho vấn đề năng suất lao động Việt Nam.

Cần đội ngũ chuyên gia đủ năng lực để đánh giá một cách tổng thể, toàn diện, “bắt bệnh” cho các doanh nghiệp và đưa ra đơn thuốc cho vấn đề năng suất lao động Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp đổi mới về khoa học công nghệ rất nhanh, nhưng đổi mới về tư duy, năng lực của cán bộ vận hành công nghệ không theo kịp. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp bỏ rất nhiều tiền để đầu tư công nghệ, nhưng hệ thống quản lý không theo kịp vì thế vận hành không hiệu quả. Lực lượng có thể mang lại cải cách, thay đổi năng suất lao động cho Việt Nam là rất cần thiết, song lại đang rất thiếu. Vì thế cần nâng cao năng lực của đội ngũ này".

Bên cạnh đó, muốn phát triền nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng tay nghề, phải thay đổi rất cụ thể về vấn đề đào tạo. 10 năm qua vấn đề phát triển nhân lực đã được đưa vào là một trong bà đột phá chiến lược nhưng lại chưa hiệu quả. Đặc biệt phải nâng cao được khu vực tư nhân, NSLĐ khu vực này chưa cao. Trong đó, lao động tay nghề và công nghệ thống tin là hai yếu tố còn yếu của khu vực này, do đó, cần cải thiện.

Ngoài yếu tố doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng phải thúc đẩy năng suất khu vực hành chính công. Muốn vậy phải có cơ chế khuyến khích họ nâng cao năng suất.

Kỳ V: Bài học từ Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm

  • Thúc đẩy năng suất lao động quốc gia (Kỳ III): Sự dai dẳng của lao động phổ thông

    11:00, 04/05/2021

  • Thúc đẩy năng suất lao động quốc gia (Kỳ II): Những nỗ lực “rời rạc” khiến xếp hạng nằm nhóm "áp chót"

    11:30, 02/05/2021

  • Thúc đẩy năng suất lao động quốc gia (Kỳ I): Tiến trình "kỳ lạ" của năng suất lao động Việt Nam

    13:00, 01/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thúc đẩy năng suất lao động quốc gia (kỳ IV): Cần đội ngũ chuyên gia "bắt bệnh" cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO