Thực thi CPTPP: Việt Nam sẽ gặp những thách thức gì?

Diendandoanhnghiep.vn Gia tăng sức ép cạnh tranh, thu hẹp thị phần trên sân nhà, quy mô thị trường vốn quá nhỏ, trình độ lao động ở mức thấp… là những thách thức Việt Nam sẽ gặp phải khi thực thi CPTPP.

Những thách thức, hạn chế này đã được các chuyên gia kinh tế nêu ra trong hội thảo: “CPTPP - cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Các chuyên gia kinh tế thảo luận tại chương trình.

Các chuyên gia kinh tế thảo luận tại chương trình.

Cơ hội lớn để Việt Nam cải cách thể chế

Đưa ra những cơ hội của Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương cho biết, việc tham gia CPTPP thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước, khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. 

Theo đó, lần đầu tiên Việt Nam cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế, cam kết đối với hoạt động mua sắm công, cam kết đối với lĩnh vực doanh nghiệp Nhà nước. Cam kết cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

“CPTPP là cơ hội lớn để Việt Nam cải cách thể chế”, ông Khanh khẳng định và cho rằng, “Hiệp định này sẽ giúp môi trường kinh doanh Việt Nam được cải thiện, kéo đầu tư trong và ngoài nước được duy trì và tăng trưởng. Đặc biệt, đầu tư với hàm lượng công nghệ cao tiếp tục thu hút, giúp nâng tầm nền kinh tế Việt Nam”.

6 nước đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP đầu tiên bao gồm: Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Hiệp định sẽ có hiệu lực với 6 nước này vào ngày 30-12-2018.

Việt Nam phê chuẩn CPTPP vào ngày 12/11/2018 và thông báo cho New Zealand vào ngày 15/11/2018. Hiệp định này sẽ có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 14/12019.

Đồng quan điểm với ông Ngô Chung Khanh, ông Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do nói chung, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, thu hút và gia tăng đầu tư vốn FDI theo cả hai chiều nhờ nhận được những ưu đãi thuế và chính sách cạnh tranh bình đẳng, những hỗ trợ và ngoại lực hữu ích khác.

Tương tự, PGS. TS. Nguyễn Văn Nam – Chủ tịch Hội đồng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh cũng cho rằng, CPTPP mang đến nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức cho doanh nghieiepj Việt Nam. Nhận diện được cơ hội và thách thức là bước tiến đầu tiên, nhưng nếu chỉ nhận thức mà không hành động thì không đạt hiệu quả.

Đừng bỏ qua “mỏ vàng” trong nước

Mặc dù CPTPP mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng các chuyên gia cũng cho rằng, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ khiến Việt Nam chịu thêm nhiều áp lực. Trong đó, áp lực đến từ sự gia tăng sức ép cạnh tranh và thu hẹp thị phần ngay trên sân nhà.

Ngoài ra, các hiệp định này còn thêm sức ép bảo đảm các yêu cầu về xuất sứ nội khối và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; sức ép giảm mức thuế, dịch chuyển và xói mòn cơ sở thuế; sức ép vượt các hàng rào kĩ thuật (TBT) và hệ thống vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS).

Doanh nghiệp đóng vai trò then chốt đối với phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. vì vậy, nếu doanh nghiệp không làm thì không có thắng lợi, không có thành công.

Bình luận về những thách thức của Việt Nam khi thực thi CPTPP, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, tự do hóa tài chính trong khuôn khổ CPTPP rất cao dù các nước thành viên được quyền chủ động thực hiện các biện pháp củng cố tính ổn định tài chính và tính thống nhất của hệ thống tài chính.

Thực thi CPTPP đặt ra thách thức cho Việt Nam khi đối mặt với nhiều vụ việc cạnh tranh có tính chất phức tạp, hành vi phản cạnh tranh đa dạng và tinh vi trong bối cảnh hội nhập kinh tế sau rộng trong thời gian tới.

Đồng thời, thách thức cũng đến từ những hạn chế của Việt Nam như thị trường vốn có quy mô còn quá nhỏ, thanh khoản yếu; trình độ thị trường còn ở mức thấp, ý thức tuân thủ luật pháp còn hạn chế, chế tài xử lý vi phạm chưa có tính răn đe cao…” – ông Phong nhìn nhận.

Đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp Việt khi tham gia “sân chơi” toàn cầu, ông Ngô Chung Khanh nêu rõ, doanh nghiệp Việt cần phải tận dụng các cơ hội mà Hiệp định CPTPP mang lại về ưu đãi thuế, cải cách thế chế để mở rộng thị trường.

Điều quan trọng hơn, theo ông Khanh, doanh nghiệp cần phải đào được “mỏ vàng” ngay trong nước, đó là tận dụng được thị trường đầy tiềm năng với hơn 90 triệu dân mà rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang “nhòm ngó”.

Từ thực tế xoài Nhật Bản, thanh long Đài Loan có giá cao ngất ngưởng nhưng vẫn "cháy hàng" ở thị trường Việt Nam, trong khi Việt Nam có rất nhiều mặt hàng chất lượng cao lại đem đi xuất khẩu hết, ông Khanh chỉ rõ, doanh nghiệp Việt cần quay lại đấu tranh để giành lại thị trường từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

"Chúng ta ngồi trên đống vàng nhưng chưa tận dụng được", ông Khanh đánh giá. 

Vẫn theo ông Khanh, doanh nghiệp Việt cần phải thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh, không chỉ chăm chăm đi xuất khẩu mà còn phải chú trọng tới cả đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại ngay trên "sân nhà".

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thực thi CPTPP: Việt Nam sẽ gặp những thách thức gì? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711709695 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711709695 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10