“Thúc thủ” trước xe ôm công nghệ, chỉ là màn dạo đầu 4.0

Trương Khắc Trà 17/01/2018 06:00

CEO của hãng Mai Linh đình đám một thời đã khoác áo đội nón bảo hiểm chạy xe ôm để quảng bá cho MaiLinh Bike, chẳng có gì phải ồn ào, nó cũng giống như chủ cây xăng Idemitsu Q8 đội ô đứng dưới mưa chào khách mà thôi. Nhưng điều đó cho thấy doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thấm đòn cạnh tranh từ công nghệ.

Dịch vụ vận tải hành khách truyền thống đã làm mọi cách nhưng không thể đẩy lùi được Grab, Uber, kiện cáo nhau, suýt lôi nhau ra tòa. Điều gì khiến xe ôm công nghệ sống dai như đỉa?

Đương nhiên đó là yếu tố công nghệ. Một hợp đồng điện tử và một cam kết giữa chủ phương tiện với nhà cung cấp dịch vụ là có thể vận hành. Thậm chí chẳng cần một đồng vốn nào, không cần một cơ sở vật chất nào xe ôm công nghệ vẫn hoạt động bình thường. Đó là mấu chốt khác biệt khiến taxi truyền thống bị thất thế. 

Hình ảnh Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh "chạy xe ôm" được chia sẻ trên mạng xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Bất ngờ người lái xe ôm công nghệ!

    Bất ngờ người lái xe ôm công nghệ!

    06:30, 12/01/2018

CEO của hãng Mai Linh đình đám một thời đã khoác áo đội nón bảo hiểm chạy xe ôm để quảng bá cho MaiLinh Bike, chẳng có gì phải ồn ào, nó cũng giống như chủ cây xăng Idemitsu Q8 đội ô đứng dưới mưa chào khách mà thôi. Nhưng điều đó cho thấy doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thấm đòn cạnh tranh từ công nghệ.

Sức nóng từ cách mạng 4.0 đã bắt đầu phả đến. Người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm nhiều dịch vụ siêu việt nhưng đặt các doanh nghiệp nội bên bờ vực phá sản nếu như không kịp thay máu hoàn toàn, ít nhất là lĩnh vực công nghệ.

Sau những lùm xùm giữa taxi truyền thống với Grab, Uber, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải nhìn nhận lại. Thứ nhất: Công nghệ đã được thị trường chấp nhận thì không ai có thể đánh đuổi được. Thứ hai: Lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh thời 4.0 không đến từ lòng thương.

Đó không phải là kiểu cạnh tranh như chuyện dán băng rôn trên xe taxi của Vinasun phản đối Uber và Grab hoặc một số cây xăng trong nước đã căng băng rôn "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt" khi một doanh nghiệp đến từ Nhật Bản mở trạm xăng dầu tại Hà Nội với phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

Chúng ta thật sự giật mình khi thấy sự đồ sộ hoành tráng từ triển lãm công nghệ toàn cầu 2018 (CES 2018) đang diễn ra lại Las Vegas, Mỹ. Một ngày không xa những công nghệ tiên phong ấy sẽ tràn vào Việt Nam. Một viễn cảnh hàng triệu người thất nghiệp, doanh nghiệp đóng cửa, ông chủ xuống đường chạy xe ôm thật chứ không phải PR hiện ra rõ ràng.

Khởi đầu cuộc giao tranh với xe ôm công nghệ khiến Mai Linh "thiệt hại" 6.000 nhân viên, tương đương 20%. Nếu không thay đổi mà tiếp tục cạnh tranh nguy cơ trắng tay trước xe ôm công nghệ là điều có thật. May thay sự cạnh tranh bằng công nghệ chỉ mới ác liệt ở lĩnh vực dịch vận tải hành khách.

Con đường duy nhất cứu các doanh nghiệp nội là thay đổi, thậm chí lột xác hoàn toàn để đón làn sóng 4.0. Mai Linh cho ra đời MaiLinh Bike để cạnh tranh nhưng đó cũng chưa phải là sự sáng tạo đột phá đáng kể, nếu không muốn nói là đi sau thiên hạ.

Người ta bàn nhiều đến tính đoàn kết của doanh nghiệp Việt, xem đó là yếu tố sống còn khi bước ra biển lớn. Nhưng có không ít doanh nghiệp trong nước không những không liên kết mà còn chơi xấu nhau như: Bán dưới giá thành, khuyến mãi không lành mạnh…

Nếu doanh nghiệp nội không chuyển mình trước cách mạng công nghệ 4.0, thị trường trong nước sẽ dễ dần rơi vào tay của các doanh nghiệp ngoại và nguy cơ phá sản là điều tất yếu sẽ xảy ra trong tương lai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Thúc thủ” trước xe ôm công nghệ, chỉ là màn dạo đầu 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO