Thuế - “cây gậy” hay “củ cà rốt”?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 15/11/2020 05:00

Một trong những chính sách xương sống của Tổng thống Trump là giảm thuế, nhưng chính sách này có thể sẽ đảo chiều khi ông Joe Biden lên nắm quyền.

 Tổng thống đắc cử Joe Biden, đã có bài phát biểu đầu tiên kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.p/Ảnh: Getty

Tổng thống đắc cử Joe Biden, đã có bài phát biểu đầu tiên kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Ảnh: Getty

Với một nền kinh tế đồ sộ như Mỹ, các khoản thuế có vai trò rất quan trọng trong chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ. Đó cũng là nguyên nhân làm dấy lên làn sóng phản đối hoặc ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng.

Phập phù chính sách thuế

Trước đây, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter được mệnh danh là “người đàn ông thuế” khi dưới thời ông thuế thu nhập lũy tiến lên đến 90%. Ở thời điểm đó, Ronald Reagan đang là một minh tinh màn bạc đầu quân cho Hollywood. Cuối năm 1981, Reagan đánh bại người tiền nhiệm Jimmy Carter, tại vị tới 2 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ. Việc đầu tiên là Reagan giảm thuế thu nhập cá nhân xuống 27%.

Đến thời Barack Obama lập tức lái “cỗ xe thuế” theo hướng đi lên, trực tiếp đánh vào giới nhà giàu gần 40%.

Tuy nhiên dưới thời Tổng thống Trump, ông đã mở ra một gói giảm thuế và cải cách lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Gói cắt giảm thuế trị giá 1,5 nghìn tỷ USD, có hiệu lực từ tháng 1/2018.

Trump còn sử dụng thuế làm vũ khí tấn công Trung Quốc. Không những vậy, cả Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada… cũng luôn luôn tiềm ẩn khả năng bị Nhà trắng tung đòn thuế.

Khả năng rất cao lại thêm một đại diện của Đảng dân chủ - Joe Biden sẽ là Tổng thống thứ 46 của Mỹ. Biden ưa thích tăng thuế thu nhập cá nhân, đánh vào giới nhà giàu. Theo đó, trong chiến dịch tranh cử, ông Biden cho biết sẽ tăng thuế đối với các tập đoàn từ 21% lên 28%.

Mối lo của giới nhà giàu

Chính sách thuế của ông Trump giúp tỷ lệ người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha còn ở mức nghèo đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, lần lượt chỉ còn 21,2% và 18,3% trong năm 2017. Kể từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, 4,6 triệu người Mỹ đã không phải nhận hỗ trợ thực phẩm.

Nhưng nếu Biden chính thức lên nắm quyền Tổng thống Mỹ, hàng triệu tỷ phú, chủ tập đoàn lớn có nguy cơ bị áp thuế. Chẳng hạn như Warren Buffet có thể gánh tới 33,04 tỷ USD thuế trên khối tài sản 82,6 tỷ USD đang sở hữu - khoản tiền thuế này có thể mua được SpaceX, Spotifi hoặc Airbnb theo giá thị trường.

Nhìn chung, phe Dân chủ luôn có thiên hướng tăng thuế vào giới nhà giàu, tương tự như chính sách “trung bình xã hội”, lấy của người giàu chia cho người nghèo.

Đây là một đặc trưng của “chủ nghĩa xã hội nhà nước- hiện đại” nhằm tái phân phối của cải xã hội. Nhưng đặc trưng của nền kinh tế Mỹ luôn dựa trên “sức khỏe” của các đế chế kinh tế lớn, giới nhà giàu. Vẫn còn 4 năm để kiểm nghiệm chính sách thuế của J. Biden, nếu ông chính thức lên nắm quyền Tổng thống Mỹ.

Tăng thuế sẽ khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ từ bỏ ý định hồi hương, nhưng sẽ là “động lực” để tình trạng trốn thuế, rửa tiền diễn ra mạnh mẽ trên quy mô lớn hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Vaccin COVID-19: Tiếc cho Trump, món hời của Biden

    07:00, 12/11/2020

  • ByteDance “chọc tức” Donald Trump?

    05:29, 12/11/2020

  • Mấy mối nguy nhãn tiền thời hậu Donald Trump

    06:00, 11/11/2020

  • Vắc xin COVID-19 có giúp Trump “lội ngược dòng”?

    15:00, 10/11/2020

  • D. Trump, “ván cờ tàn” và sự cáo chung của chủ nghĩa dân túy

    10:01, 10/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thuế - “cây gậy” hay “củ cà rốt”?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO