“Thuốc” nào trị “bệnh” chậm tiến độ dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội?

Diendandoanhnghiep.vn Dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội lại xin tăng vốn thêm 1.900 tỷ đồng và kéo dài thời hạn hoàn thành của công trình đến tận năm 2027.

>> Metro Nhổn - ga Hà Nội chậm tiến độ và câu chuyện "trách nhiệm"

Thủ tướng kiểm tra tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội - Ảnh: VGP

Ngày 7/8 vừa qua,Thủ tướng Phạm Minh Chính đã  kiểm tra tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội - Ảnh: VGP

Đến ngày 15/8/2022 đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trải qua 283 ngày vận hành an toàn, vận chuyển hơn 5 triệu lượt khách, số lượng người lựa chọn đường sắt trên cao làm phương thức di chuyển chính ngày càng tăng.

Điều này chứng tỏ hình thức giao thông mới này đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân - nguyên nhân hàng đầu gây tắc đường cũng như tăng lượng khí thải phát thải ra môi trường ở thủ đô Hà Nội.

Nếu như các hệ thống kết nối phụ trợ hình xương cá, cũng như hệ thống thuộc dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội hoàn thành đúng mục tiêu tiến độ, sẽ giảm tải cho các cung đường Thủ đô giờ cao điểm, chứng tỏ sự ưu việt hơn hẳn hệ thống buýt “nhanh mà hóa chậm” hiện tại.

Trái lại mong đợi chính đáng ấy, nhiều hạng mục của dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội vẫn “dậm chân tại chỗ”, chưa kể dự án lại xin tăng vốn thêm 1.900 tỷ đồng và kéo dài thời hạn hoàn thành của công trình đến tận năm 2027.

Vẫn biết “Hà Nội không vội được đâu”, nhưng lấy tốc độ của dự án này mà so sánh với tốc độ bò của con rùa, có thể khiến loài rùa… nổi giận. Bởi rùa bò tuy chậm nhưng di chuyển đều và nhịp nhàng. Còn tiến độ dự án này uốn như pha quay chậm giống như con lười leo cây cao trong phim thế giới động vật.

Người dân không có nghĩa vụ phải tìm ra lý do để thông cảm cho Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội khi dự án bị chậm muộn, đội vốn. Ban quản lý dự án chỉ là đại diện nhân dân sử dụng nguồn vốn làm ra các công trình giao thông có lợi, thuận tiện việc di chuyển, đi lại của nhân dân và họ phải có trách nhiệm làm theo đúng tiến độ, hoặc độ trễ có thể chấp nhận được. Còn các nhà thầu xin hãy thực hiện dự án đã nhận với trách nhiệm phục vụ cộng đồng.

>> Dự án metro Nhổn - Ga Hà Nội: Lùi tiến độ, giảm lòng tin

>> Metro Nhổn - ga Hà Nội: Tàu về “đắp chiếu” chờ… hoàn thiện đường?

>> Lại lùi tiến độ vận hành tuyến trên cao của dự án "rùa bò" metro Nhổn-ga Hà Nội

Dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội lỗi hẹn đã nhiều lần

Dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội lỗi hẹn đã nhiều lần. Ảnhh: VnEconomy

Thay vì dốc toàn tâm toàn ý tìm cách tháo gỡ các vướng mắc để kịp tiến độ thì người dân có cảm giác Ban quản lý dự án cố tìm ra lý do để lỡ hẹn nhiều lần. Lý do khách quan duy nhất có thể chấp nhận được là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 làm nhỡ các thiết bị, dụng cụ, chuyên gia không sang làm việc được. Còn việc giải phóng mặt bằng lẽ ra là việc “làm được” của Việt Nam thì lại cứ nhùng nhằng, dẫn đến việc nhà thầu với nhà đầu tư như “ông chẳng bà chuộc”, khiếu nại, đổ lỗi, đòi bồi thường lùm xùm ẫm ĩ. Cứ đà này dự án còn chậm và càng ngày càng sinh nhiều “bệnh”.

Liều “thuốc đặc trị” cho dự án này thì giống như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo: “Ai không làm được thì tránh ra cho người khác làm”. Thay đổi lãnh đạo dự án cùng bộ khung kèm theo, đề nghị công an vào cuộc điều tra, thống kê toàn bộ tài sản của các lãnh đạo tham gia và liên quan đến dự án metro này.

“Trẻ thì roi, voi thì búa”, nếu chỉ có đốc thúc, giục giã không thôi thì sẽ vẫn y nguyên vậy. Cơ quan chủ quản phải có biện pháp mạnh mẽ, cần thì “thay máu” bộ khung, rất nhiều dự án được tháo gỡ vướng mắc, tiến độ chạy vù vù, khi dàn quản lý bị “bay màu”, thay vào đó là đội ngũ cán bộ xông xáo làm việc với sự khách quan vô tư.

Bên cạnh đó khi chỉ đạo chủ trì hội nghị giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng, chủ trì là người có đủ thẩm quyền để trả lời và ra quyết định ngay, không phải báo cáo xin ý kiến ai cả. Hành lang pháp lý phải tạo điều kiện cho một số việc có lợi cho dự án với quyền “tiền trảm hậu tấu”, miễn là không gây hại tới tiền của, công sức của nhân dân.

Các cơ quan bây giờ không thiếu nhân tài, nhất là lớp cán bộ trẻ luôn muốn có cơ hội chứng tỏ năng lực. Phải coi thực hiện dự án này như một trận đánh, những gì ngáng trở được coi là giặc, cán bộ là chiến sĩ dũng cảm xung phong tiến lên thì mới có thể chiến thắng lại sức ỳ và tiêu cực. Nếu không: lạm phát, giá bất động sản biến động, tỉ giá ngoại tệ biến động… sẽ tiếp tục gây thêm khó khăn cho dự án.

Thắng không cần giải thích, thua không ai nghe giải thích, kết quả dự án sẽ là câu trả lời về năng lực cán bộ. Không thể để dự án có chiều dài có 12.5 km khởi công từ tháng 9/2010 rồi cứ đi lùi, lùi mãi đến không biết bao giờ mới hoàn thành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Thuốc” nào trị “bệnh” chậm tiến độ dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714102471 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714102471 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10