Chúng ta phải cải tạo những bến tàu, phát triển những đội tàu khang trang, hiện đại để khách du lịch có thể ngắm phong cảnh thủ đô.
>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố các đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), theo tôi việc này rất đúng thời điểm để hoàn chỉnh quy hoạch thủ đô và đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội thủ đô về thương mại, dịch vụ, gắn kết giao thông giữa nội đô với các đô thị ven sông, gắn kết Hà Nội với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và cả nước.
Vậy, bây giờ phát triển theo ý tưởng nào? Chúng ta không thể tách riêng phát triển thương mại, dịch vụ mà không quan tâm đến cảnh quan tổng thể, những khu dân cư đã có hàng chục năm ở khu vực ven sông này.
Từ việc công bố trên, qua nghiên cứu tôi đề nghị nên giữ nguyên một số khu vực dân cư không cần thiết phải di dời, nhưng phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, quy hoạch lại xây dựng đường giao thông, vỉa hè để phát triển dịch vụ cũng như giao thông ven sông như xây dựng các bến cảng sông để phát triển du lịch.
Để làm được điều này, chúng ta cần có một “nhạc trưởng” chỉ huy quy hoạch tổng thể gắn với nội đô. Và muốn phát triển thương mại dịch vụ tại đây thì cần làm gì?
Thứ nhất, vấn đề hạ tầng như giao thông phải đi lại thuận tiện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, kè bờ… Khi đã có hạ tầng tốt thì các cửa hiệu sẽ được nâng cấp lên, như các dịch vụ thương mại, siêu thị, nhà hàng, vui chơi, giải trí, ăn uống, khách sạn… để phục vụ dân cư tại chỗ và khách vãng lai. Từ đó tạo cho khu vực này thành một địa điểm mua sắm ven sông.
Thứ hai, thương mại luôn gắn với du lịch. Chúng ta phải cải tạo những bến tàu, phát triển những đội tàu khang trang, hiện đại để khách du lịch có thể ngắm phong cảnh thủ đô. Không thể để khách bước xuống tàu phải “kiễng chân” vì gạch đá hay rác thải trên đường xuống bến tàu.
Vấn đề này có thể xã hội hoá hoặc nhà nước đầu tư. Làm được như vậy thì thương mại, du lịch, dịch vụ mới có thể phát triển. Nếu để khách chỉ đến một lần rồi “chia tay” thì đó là sự thất bại.
Do đó, quan điểm của tôi về quy hoạch và phát triển hành lang sông Hồng phải mang tính bền vững, lâu dài. Kinh nghiệm “đào lên, lấp xuống” trong khu vực nội đô vẫn còn nguyên giá trị do thiếu tầm nhìn.
Thứ ba, phát triển sông Hồng không chỉ có riêng thương mại, dịch vụ mà phải đồng bộ với hạ tầng cơ sở giao thông. Đường nào nối với nội đô? Đường nào chạy dọc ven sông? Thoát lũ như thế nào?
Thứ tư, muốn phát triển thương mại, du lịch ven sông Hồng nhưng lại gây ô nhiễm dòng sông thì cũng mất tác dụng.
Thứ năm, các địa phương có con sông này chảy qua cũng phải có trách nhiệm, vì trên thượng nguồn xả thải khiến sông bị ô nhiễm nặng thì thương mại, dịch vụ ven sông cũng sẽ bị ‘xoá sổ”.
Thứ sáu, quy hoạch phải gắn dòng sông với khu nội đô về giao thông, văn hoá, văn minh thương mại. Đơn cử, có niêm yết giá hay không? Chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu vực này được kiểm soát như thế nào?
Có thể bạn quan tâm
20:20, 19/04/2022
05:00, 16/04/2022
14:00, 07/04/2022
22:13, 05/04/2022
05:00, 05/04/2022
05:00, 04/04/2022
15:29, 31/03/2022