Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp

NGUYỄN VIỆT 05/11/2022 11:41

Tham nhũng đang làm xói mòn lòng tin của người dân. Tuy nhiên, công cụ kiểm soát hành chính như kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa kịp thời phát hiện và xử lý.

>>Nghị trường “nóng” hơn khi nhắc tới các “đại án”

Đề nghị Tổng thanh tra Chính phủ cho biết giải pháp nào để thúc đẩy phát hiện và xử lý tình trạng tham nhũng, tiêu cực này một cách hiệu quả nhất trong thời gian tới?

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Ảnh: QH

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, ngày 5/11.

Về thực trạng ngăn chặn xử lý, thu hồi tài sản tham nhũng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn, vướng mắc, phức tạp nên luôn được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian qua, các cơ quan theo chức năng đã là thực hiện tốt những công việc về thu hồi tài sản tham nhũng và đạt tỷ lệ là năm sau cao hơn năm trước. Kết quả 9 tháng đầu năm 2022, thanh tra tiến hành đôn đốc, thanh tra 5.586 kết luận thanh tra. Qua đó, thu hồi được hơn 1.000 tỷ đồng, đạt tỉ lệ 60% và gấp đôi so với năm 2021.

>>Tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt mục tiêu

>>Tự chủ tài chính ở đơn vị sự nghiệp công lập chưa đạt mục tiêu

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh). Ảnh: QH

Tuy nhiên, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn thấp. Do đó, trong thời gian tới, Thanh tra Chính phủ tập trung giải pháp khắc phục như hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng; tăng cường xử lý sau thanh tra, thi hành án về thu hồi tài sản nhũng.

Trong quá trình điều tra và phát hiện dấu hiệu tội phạm phải chủ động có biện pháp kê biên, phong tỏa, tạm giữ tài sản để đảm bảo xử lý. Sau thanh tra thi hành án và kịp thời tháo gỡ khó khăn những quá trình thu hồi và tăng cường hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp để thu hồi tài sản tham nhũng. 

Trả lời phần tranh luận của đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận) về có sự khác nhau giữa kết luận thanh tra và kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra hay không và nguyên nhân do pháp luật hay không?

đại biểu Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Đặng Hồng Sỹ (Bình Thuận). Ảnh: QH

Theo Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong, xét về chức năng, nhiệm vụ liên quan đến một đối tượng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định pháp luật, có sự tương đồng. “Tuy nhiên, trong quy định hiện nay còn nhiều bất cập, vướng mắc, có thể cùng một sự việc nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau”, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong nói.

Tổng Thanh tra Chính phủ nêu thực tế thời gian qua khi tiến hành thanh tra, xem xét, trao đổi, nhất là với cơ quan điều tra Bộ Công an, cũng như Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, cùng một vấn đề nhưng có cách hiểu khác nhau trong đánh giá việc đó có sai phạm hay không.

Bởi có nhiều nguyên nhân khác liên quan đến cơ chế, chính sách qua nhiều thời kỳ, một số cơ chế chính sách chưa phù hợp khi áp dụng vào kết quả thanh tra để tính đúng sai…

Có thể bạn quan tâm

  • Đại biểu Quốc hội: Phục hồi thị trường trái phiếu và chứng khoán để gỡ “nút thắt” vốn

    05:05, 01/11/2022

  • Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị làm rõ việc chậm tiến độ Quy hoạch điện VIII

    03:30, 23/10/2022

  • Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu ba tư lệnh ngành

    17:27, 21/10/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO